HÀNH TINH KHÔNG NHÌN THẤY
Truyền thuyết kề rằng hình như suốt đời mình, Nicôlai Côpecnic chưa một lần nhìn thấy sao Thủy, ngôi sao luôn giấu mình trong tia Mặt Trời. Quả thật trong tác phẩm bất hủ của mình “Về chuyển động quay của các thiên cầu”, Côpecnic đã không hề dẫn ra một quan sát nào về hành tinh này. Trong những tính toán về chuyển động của sao Thủy, Côpecnic đã sử dụng những quan sát của Ptôlêmê, của người đồng thời với ông là Têôn, và những quan sát mới hơn do B.Vantơ (Walter) và l. Sônơ (Schoner) thực hiện tại Nuyrenbec (Đức) vào thời kỳ 1491- 1504. Tuy nhiên đề cập đến những khó khăn khi nghiên cứu sao Thủy tại vĩ tuyến Cracôp, Côpecnic đã nhận định: ''. . . dẫu sao vẫn có thể chộp được nó chỉ cần ngay tù đầu khôn khéo hơn một chút”. Qua đây, có thể rút ra kết luận rằng, Côpecnic vẫn luôn ''giăng bẫy'' sao Thủy nhưng ông lại thích dùng những số liệu chuẩn xác hơn mà Vantơ và Sônơ đã thu được.
Ở những vĩ độ phía nam hơn, (ví dụ ở miền Nam nước Nga) dễ thấy hành tinh này hơn là ở những vĩ độ bắc. Khó khăn là ở chỗ sao Thủy không rời xa Mặt Trời quá 28o. Sao Thủy thường xuyên có thể nhìn thấy rõ khi thì như một ngôi sao buổi chiều tối, chỉ quan sát được vào hai giờ đầu tiên sau khi Mặt Trời lặn, khi thì như một ngôi sao buổi sớm, hai, ba giờ trước bình minh. Giữa hai lần xuất hiện ở phía tây và phía đông hành tinh này phải đi mất từ l06 đến 130 ngày. Có sự khác biệt lớn như vậy là do quỹ đạo sao Thủy khá thuôn dài.
Sao Thủy có lẽ đã được phát hiện sớm nhất bởi những bộ lạc cổ xưa nhất chuyên chăn súc vật, cư trú trong những thung lũng sông Nin hay sông Tigrơ và Ơphơrat (Lương Hà). Tuy vậy, thật không dễ mà đoán được rằng hai ngôi sao khá sáng vào chiều tối và sáng sớm lại chính là một thiên thể. Không phải là ngẫu nhiên khi các dân tộc thời cổ đại lại gọi thiên thể này bằng hai tên: với người Ai Cập là Xet và Gorơ, với người Ấn Độ là Butđa và Rôghine. Người Trung Quốc xưa gọi sao Thủy là Thần Tinh, còn người Hi Lạp có thời đã đặt tên cho thiên thể này là Apôlô và Hecmet (trong thần thoại La Mã tương ứng với thần Hecmet (Hermes) chính là thần Mecquya, tên gọi sao Thủy hiện nay tiếng Anh: Mercury; tiếng Pháp: Mercure). Cũng giống như Mặt Trăng, sao Thủy sáng nhờ ánh sáng Mặt Trời phản chiếu và tương tự như Mặt Trăng của chúng ta, nó thay đổi các pha: từ lưỡi liềm mảnh hẹp tới hình tròn sáng. Đĩa sao Thủy tròn đầy chỉ có thể thấy được ở những thời điểm giao hội trên khi nó ẩn giấu trong tia sáng Mặt Trời và có đường kính nhỏ nhất.
Khi nó ở vị trí giao hội dưới, hình đĩa sao Thủy lớn nhất, nhưng khi đó hành tinh này hướng nửa khối cầu không được chiếu sáng về phía Trái Đất nên không nhìn thấy được. Vào những thời điểm khác qua kính thiên văn có thể quan sát các pha của sao Thủy giống như các pha của Mặt Trăng, nhưng có khác là kích thước hình lưỡi liềm thay đổi rõ rệt theo thời gian do sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và sao Thủy. Vào những giai đoạn có độ sáng lớn nhất sao Thủy đạt tới cấp sao -1.
Tới giữa thế kỷ XX cóc nhà thiên văn học đã biết khá tường tận về những thành tố của quỹ đạo sao Thủy. Tuy nhiên cho đến tận những năm gần đây lại biết quá ít về những tính chất vật lý, về bản chất của chính hành tinh này, về chu kỳ quay quanh trục của nó. Khả năng phản xạ thấp của sao Thủy được xác định bằng trị số anbeđô nhỏ (0,07), cho thấy rằng nó gần như không có khí quyển. Do sao Thủy ở gần Mặt Trời, phần bán cầu hướng vào Mặt Trời có nhiệt độ rất cao. Điều này đã được khẳng định qua một số rất ít các phép đo bức xạ.