TÊN GỌI CÁC VỆ TINH
Vào năm 1610, trong khi theo dõi sự dịch chuyển của bốn ngôi sao nhỏ gần sao Mộc qua kính thiên văn, Galilêô Galilê đã xác định được rằng chúng quay quanh hành tinh này như quanh một vật thể trung tâm. Ông đã đặt tên những "ngôi sao nhỏ" mà ông phát hiện được là những thiên thể Mêđixi để tôn vinh người bảo trợ ông là Côdimô II Mêđixi (Cosimo II de Medici), đại công tước xứ Tôxcan. Tuy nhiên, làm cách nào để phân biệt bốn người bán đồng hành của sao Mộc với nhau? Và thế là, dựa trên sự tương tự với những hành tinh quay xung quanh Mặt Trời người ta đã thử đặt tên cho bốn ngôi sao kia là: sao Thủy của sao Mộc, sao Kim của sao Mộc, sao Hoả của sao Mộc và sao Mộc của sao Mộc. Còn chính Galilê thì chỉ đơn giản đánh số chúng tương ứng với khoảng cách tăng dần giữa bốn sao kia tới Mộc tinh là I, II, III và IV.
Thuật ngữ "vệ tinh" (satellite) được dùng trong khoa học là do đề nghị của lôhan Keple vào năm 1618. Một nhà thiên văn học người Đức khác là Simôn Mariut sau khi tranh giành với Galilê quyền được công nhận là đã phát hiện những vệ tinh của sao Mộc đã đặt tên chúng là những thiên thể Branđenbuốc, cũng để tôn vinh người bảo hộ mình là công tước xứ Branđenbuốc (Brandenburg). Năm 1614 Mariut cho xuất bản cuốn sách "Thế giới sao Mộc". Trong cuốn sách này ông có đề cập đến ý kiến của Keple là đặt cho mỗi vệ tinh một tên gọi riêng: lô, Ơrôp, Ganymet và Caltxtô.
Đó là những tên lấy trong thần thoại Hy Lạp, có quan hệ trực tiếp với thần Giupite (tức sao Mộc). Vị thần tối cao của thượng giới Giupite (tức Dớt) yêu say đắm hai công chúa là lô và Ơrôp và nữ thần Calixtô. Huyền thoại về chòm sao Gấu Lớn kể rằng, thần Dớt (Giupite) để cứu nữ thần Calixtô thoát khỏi sự trả thù của người vợ ghen tuông của mình là Hêra, đã biến người mình yêu thành gấu cái và bố trí cho ở trên trời. Vì vẻ khôi ngô tuấn tú của mình, hoàng tử Ganymét được đưa lên núi thiêng Ôlimpơ và trở thành kẻ hầu rượu cho các vị thần.
Cuốn sách của Mariut thoạt đầu chưa gây được sự chú ý. Các vệ tinh vẫn tiếp tục được gọi tên theo số thứ tự. Mãi đến năm 1789, Uyliam Hecsen, trong khi thử lại chiếc kính thiên văn dài 40 bộ đã phát hiện thêm vệ tinh thứ sáu và thứ bảy của sao Thổ; mà những vệ tinh này, hoá ra còn gần hành tinh hơn năm vệ tinh đã biết. Và thế là cách gọi tên theo số thứ tự, vốn vẫn được chấp nhận, thì nay không còn thích hợp: thật bất hợp lý nếu hai vệ tinh ở gần hành tinh hơn lại mang số VI và VII, trong khi nhưng vệ tinh ở xa hơn lại là I, II, III, IV và V. Nếu cứ sau mỗi lần phát hiện thêm những vệ tinh môi lại thay đổi cách đánh số thì. Sẽ nảy sinh sự rắc rối khôn lường.
Vấn đề này đã được giải quyết vào năm 1847: Giôn Hecsen (con trai của Uyliam Hecsen) đã chó các vệ tinh của sao Thổ mang tên của anh chị em vị thần này: Mimat, Enxelat, Thêtit, Điônê, Rêa, Titan: Bởi thế năm 1848 khi sao Thổ có thêm một vệ tinh vừa được phát hiện thì nối tiếp truyền thống, vệ tinh này liền có tên là Hypêriôn.
Chính khi đó (gần hai thế kỷ rưỡi sau!) người ta sực nhớ đến nguyên tắc do Keple đề xướng và được mô tả trong tác phẩm của Simôn Mariut, là lấy tên các nhân vật thần thoại có quan hệ với thần Dớt - Giupite để đặt tên cho các vệ tinh của sao Mộc. Truyền thống này đã được củng cố nhờ Ủy ban danh mục thuật ngữ thuộc Hội Thiên văn học Quốc tế. Vào những năm 70 của thế kỷ XX ủy ban này đã thông qua những tên gọi sau cho tám vệ tinh của sao Mộc: Himalia, Êlara, Paxiphê, Xinôpê, Lixithêa, Cacme, Ananke, Lêđa. Chữ cái “e” ở cuối tên gọi vệ tinh chỉ rằng nó chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của tất cả các vệ tinh khác. Ai là người đầu tiên phát hiện một vệ tinh sẽ có quyền đặt tên cho vệ tinh đó với điều kiện phải tuân theo quy định chung.