Tài liệu: Sự hình thành các tiểu hành tinh và các sao chổi

Tài liệu
Sự hình thành các tiểu hành tinh và các sao chổi

Nội dung

         VỆ TINH CỦA CÁC HÀNH TINH XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO 

Trong thuyết tiến hoá của các hành tinh hiện đại, sự hình thành các vệ tinh được coi như một quá trình đồng hành. Ô. Yu. Smit viết: ''Khi hình thành các hành tinh, trong quá trình tiến gần nhau của các hạt với các phôi thai lớn của các hành tinh, một số trong các hạt va đập vào nhau và đã bị mất vận tốc tới mức bị tách khỏi đám hạt chung và bắt đầu bị quay quanh hành tinh. Bằng cách đó, xung quanh phôi hành tinh hình thành một khối cô đặc là đám các hạt quay quanh nó theo quỹ đạo elip. Những hạt này cũng va đập lẫn nhau, làm thay đổi quỹ đạo của mình. ở phạm vi nhỏ hơn, trong các đám này sẽ diễn ra các quá trình giống như khi hình thành hành tinh. Phần lớn các hạt rơi vào hành tinh (sáp nhập với nó), một phần khác của chúng sẽ tạo nên một đám quanh hành tinh và nhập vào những phôi độc lập, đó là những vệ tinh tương lai của hành tinh. . .''

Sự phát triển ý tưởng này đã chỉ ra rằng sự xuất hiện các đám quanh hành tinh trong thời gian hình thành hành tinh là không tránh khỏi. Vấn đề chỉ còn ở chỗ là bao nhiêu khối lượng có thể bị hành tinh này hoặc hành tinh kia thôn tính (hành tinh càng lớn thì càng thôn tính nhiều), và bao nhiêu vệ tinh trong thời kỳ tiếp theo. Đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hoá của các hệ vệ tinh là ma sát triều. Triều Mặt Trời hãm bớt sự quay của các hành tinh gần Mặt Trời như Sao Thuỷ và Sao Kim, còn chúng thì lại tác động lên các vệ tinh mà chúng có trước kia, làm chậm vòng quay của các vệ tinh. Các vệ tinh do vậy phải dần dần tiến gần đến các hành tinh và rơi vào bề mặt của chúng. Còn Mặt Trăng thì ngược lại, vì sự quay nhanh của Trái Đất, nên đi xa dần hành tinh của chúng ta do ma sát triều.

Bản thân Mặt Trăng có thể chỉ được hình thành từ một đám vật thể nặng gần Trái Đất. Các vệ tinh của Sao Hoả rất bé và có các tính chất giống các tiểu hành tinh. Không loại trừ khả năng chúng là sản phẩm va đập của các vật thể ở vành đai tiểu hành tinh, bay vào vùng Sao Hoả. Như vậy các vệ tinh của các hành tinh nhóm Trái Đất khác nhau đến mức, để hiểu sự hình thành của chúng cần phải xét riêng từng trường hợp. Vệ tinh của các hành tinh khổng lồ thì ngược lại, có số lượng rất nhiều và cho ta tư liệu phong phú để kiểm tra các ý tưởng chung về tiến hoá vũ trụ. Theo sơ đồ của Smít, cũng cần phải tính đến sự có mặt của khí, chiếm ưu thế đối với chất rắn trong vùng tạo thành các hành tinh khổng lồ và các vệ tinh của chúng ta.  Thay chỗ của các đám trong hành tính gồm các hạt rắn, quanh hành tinh phải hình thành các đĩa khí bụi bồi tích, trong đó các vệ tinh được hình thành từ các phân đĩa bụi. Thành tố khí không tham gia vào đây bởi khối lượng của các vệ tinh còn quá nhỏ lên khí chưa nhập vào.

Sự kết tập của các về tinh từ các đã quanh hành tinh lặp lại nhiều nét hình thành hành tinh: chuyển động hầu như trong một mặt phẳng trùng với xích đạo của hành tinh mẹ, và theo cùng một chiều. Khoảng cách giữa các quỹ đạo được tăng lên một cách hợp lý theo mức độ xa..đần ,hành tinh. Trong.hệ Sao Mộc thấy rõ sự nóng lên rất sớm của đĩa cung cấp thành phần đá cho các vệ tinh gần: Amanthêa, lô, Ơrôp. Điều đó cho phép ví Sao Mộc đang lớn là một “Mặt Trời nhỏ”.


Tuy vậy sự tương tự của các vệ tinh và hệ hành tinh không thể là hoàn toàn, vì tất cả các quá trình gần hành tinh còn phụ thuộc nhiều mặt vào Mặt Trời. Kích thước các hệ vệ tinh nhỏ hơn khoảng cách giữa các hành tinh hàng chục hoặc hàng trăm lần, cho nên độ lâu của các quá trình trong chúng ngắn hơn rất nhiều. Một số vệ tinh gần của Sao Thổ (Mimat, Enxelat, v.v. . .) trong thời gian hình thành hành tinh đã kịp phát triển và bị phá huỷ do sự bắn phá của các vật thể tiền hành tinh và lại kết tập trên các quỹ đạo của mình. Các vệ tinh xa thường quay theo các quỹ đạo thuôn dài và nghiêng nhiều, thậm chí ngược chiều vì chúng chịu ảnh hưởng của những nhiễu loạn hấp dẫn của Mặt Trời lớn tới mức các quỹ đạo của chúng thay đổi các thông số hầu như sau mỗi vòng quay quanh hành tinh. Khác với các vệ tinh hình dáng đều đặn, được hình thành trong các đĩa, các vệ tinh này có thể bị các hành tinh khổng lồ ''bắt lấy'' khi có va đập của các tiểu hành tinh, bay trong vùng ngoại vỉ các hành tinh (ví dụ hai nhóm vệ tinh xa xôi của Sao Mộc).

Trong một số hệ phát hiện ra những dấu vết của những va đập rất lớn: độ nghiêng nhỏ đến ngạc nhiên của trục Sao Thiên Vương so với Hoàng đạo, đông thời ảnh hưởng đến sự định hưởng quỹ đạo của tất cả các vệ tinh và vành của nó; sự quay ngược chiều của Tritôn so với sự quay của Sao Hải Vương quanh trục của mình,v.v. . . Những bức ảnh bề mặt các vệ tinh thu được nhờ các con tàu vũ trụ ''Voyager'' và ''Galileo'' đã cho thông tin quý giá về sự tiến hoá của các thiên thể này. Người ta nghiên cứu nó theo lịch sử địa hình có nhiều biểu hiện hoạt động kiến tạo và cả những dấu vết của vô số chạm lẫn nhau: các crate. Thống kê các crate cho phép xác định tuổi địa chất của các bề mặt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/490-02-633332351226875000/Lich-su-he-Mat-Troi/Su-hinh-thanh-cac-tieu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận