SAO LÙN TRẮNG HOẶC TƯƠNG LAI CỦA MẶT TRỜI
Sau khi “cháy hết” nhiên liệu nhiệt hạch trong ngôi sao có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng Mặt Trời trong phần tâm của nó (nhân), mật độ vật chất trở nên cao tới mức các tính chất của khí thay đổi một cách cơ bản. Khí như vậy được gọi là khí suy biến, còn những ngôi sao cấu tạo nó được gọi là những ngôi sao suy biến (xem mục ''Sao lùn trắng'').
Sao lùn trắng ở tâm tinh vân hành
tinh Quả Tạ
Sau khi hình thành nhân suy biến, sự cháy nhiệt hạch tiếp tục trong nguồn ở quanh nó, có dạng lớp cầu. Khi đó sao chuyển sang vùng các sao kềnh đỏ trong giản đồ Hecsprung - Rutxen. Vỏ sao kềnh đỏ đạt tới kích thước khổng lồ - bằng hàng trăm lần đường kính Mặt Trời - và sau khoảng thời gian có 10 – 100 nghìn năm thì tản ra trong không gian. Vỏ văng ra đôi khi được nhìn thấy như một tinh vân hành tinh. Phần nhân nóng còn lại dần dần nguội đi và biến thành sao lùn trắng trong đó áp suất khí êlectron suy biến đối lập với lực hấp dẫn, bảo đảm sự bền vững của sao. Trong khi khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng Mặt Trời đường kính của sao lùn trắng chỉ có vài nghìn kilômét. Mật độ trung bình của vật chất trong nó thường vượt quá l09 kg/m3 (l cm3 nặng một tấn!).
Các phản ứng hạt nhân ở trong sao lùn trắng không xảy ra, còn sự phát sáng có được là nhờ sự nguội đi dần dần. Trữ lượng cơ bản của nhiệt năng sao lùn trắng hàm chứa trong chuyển động có tính dao động của các ion, mà ở nhiệt độ thấp hơn 15000 kenvin chúng tạo lên mạng tinh thể. Nói một cách hình ảnh, những ngôi sao lùn trắng đó là những tinh thể nóng khổng lồ. Dần dần nhiệt độ bề mặt sao lùn trắng giảm đi và sao không còn có màu trắng nữa mà nó đã thành sao lùn màu xám hoặc màu nâu.
Khối lượng của các sao lùn màu trắng không thể vượt quá một giá trị nhất định gọi là giới hạn Chanđraxêkha (theo tên của nhà thiên văn vật lý Mỹ gốc Ấn Độ Xubramanyan Chanđraxêkha). Giới hạn đó bằng xấp xỉ 1,4 khối lượng Mặt Trời. Nếu khối lượng sao lớn hơn thì áp suất của các êlectron suy biến không thể chống chọi với lực hấp dẫn và chỉ trong nháy mắt sẽ xảy ra sự co lại tai hoạ của sao lùn trắng (suy sập) Trong quá trình suy sập mật độ tăng vọt, các prôton kết hợp với các êlectron suy biến và tạo nên các vỏ nơtron (hiện tượng đó được gọi là nơtron hóa vật chất), và nơtrino chủ yếu mang đi năng lượng hấp dẫn được giải phóng ra (xem mục ''Sao nổ''), quá trình này được kết thúc bằng cái gì? Theo quan niệm hiện đại, sự suy sập có thể hoặc là ngừng tại khi đạt được mật độ cỡ 1017 kg/m3, khi nơtron tự trở thành suy biến và khi đê hình thành sao nơtron, hoặc năng lượng thoát ra hoàn toàn phá huỷ sao lùn trắng và sự suy sập thực chất biến thành sự nổ.