CÁC DÒNG PHẢN LỰC CỦA CÁC SAO TRẺ Sự tương tác của những ngôi sao có khối lượng vừa phải với những mảnh còn lại của vật chất sao tiền có đặc điểm lạ lùng. Khi quan sát các ngôi sao đang hình thành và các ngôi sao trẻ, các nhà thiên văn đã phát hiện trong các khu vực ngoại vi của chúng các dòng khí chảy: chúng rất giống các dòng phản lực chảy theo hai chiều ngược nhau từ ngôi sao. Lúc đầu hiện tượng này được ghi nhận chỉ ở các ngôi sao có khối lượng tương đối lớn và phát xạ, nhưng những quan sát chi tiết hơn cho thấy rằng, có lẽ mỗi ngôi sao trong thời tuổi trẻ của mình đều trải qua thời kì hình thành các dòng khí tốc độ siêu thanh. Co lại từ đám mây đang quay rất lớn thành một thiên thể không lớn, sao nhất thiết phải tự giải phóng khỏi năng lượng thừa và mô men động lượng thừa, nếu không thì có sự co lại của nó sẽ bị lực ly tâm làm ngưng lại. Khi làm điều đó, sao phải mất tết nhất 99,99% mômen động lượng ban đầu, điều thấy rõ từ ví dụ của Mặt Trời. Đây là vấn đề “cơ học” của sao, nhưng còn vấn đề “từ tính” nữa, khi mây bị suy sập, từ trường giữa các sao “cắm” vào mây, mà áp suất của nó ngăn cản sự co lại , cũng co lại cùng với khí. Do đó ngôi sao đang hình thành cũng cần phải thoát khỏi cả sự thừa từ trường nữa. Một thời gian dài các vấn đề “cơ học” và “từ trường” trong việc hình thành sao được thảo luận riêng rẽ. Nhưng hóa ra rằng chúng có thể giúp giải quyết cho nhau. Các mô hình thủy động lực học trên máy tính điện tử về chuển động của khí với từ trường ở vùng ngoại vi sao trẻ đã làm sáng tỏ tình huống đó. Khí rơi vào sao, kéo theo từ trường. Sau khi tới được đĩa bồi tích , khí tiếp tục chuyển động tới sao đồng thời tăng tốc độ quay. Các đường sức bị khí cuộn vào quay theo “kiểu soáy trôn ốc”, do đó toàn bộ hệ thống có tính chất của cái vít Acsimét (giống như trong cối xay thịt), bây giờ từ trường hình xoáy đã tăng mật độ bắt đầu đẩy khí dọc theo trục quay ra hai phía của ngôi sao. Và bản thân từ trường đóng vai trò cái ống mà dọc theo đó diễn ra sự tăng tốc của các đòng khí. Các dòng khí siêu thanh bay được bao xa phụ thuộc vào độ lớn của từ trường và vào mật độ của môi trường xung quanh. Ở những ngôi sao nguyên thuỷ chúng kéo dài tới vài năm ánh sáng. Điều thú vị là mô hình tuyệt đẹp này có thể giải thích không chỉ nguyên nhân tăng tốc của các dòng, mà cả cấu tạo của chúng nữa. Khí tăng tốc dọc theo trục quay chịu ảnh hưởng của một số lực cạnh tranh nhau: đó là áp suất khí, áp suất từ trường, các hiệu ứng ly tâm. Các dao động của mật độ khí phát sinh do sự tương tác đã dẫn đến sự chia nhỏ một dòng liên tục ra thành những cục vón riêng biệt, bay nối tiếp nhau như những toa tàu nhỏ. Chúng thực sự được quan sát thấy trong các dòng khí của các sao đang hình thành và được gọi là những đốt mấu của dòng chảy. |