VŨ TRỤ LẠM PHÁT
Đến đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX thì trong câu chuyện của chúng tôi ở đây có thể đặt dấu chấm hết. Tuy vậy trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, sự phát triển của Vũ Trụ học và vật lý học các hạt cơ bản cho phép xem xét một cách lý thuyết cả quả trình khởi thuỷ và “siêu đậm đặc”, của sự giãn nở của Vũ Trụ.
Có lẽ ngay từ lúc bắt đầu sự giãn nở khi mà nhiệt độ vô cùng cao (hơn 1028K), Vũ Trụ có thể đã ở trong trạng thái đặc biệt mà nó phình ra với một gia tốc rất nhanh, còn năng lượng trong một đơn vị thể tích thì không thay đổi. Giai đoạn phình to đó gọi là giai đoạn lạm phát. Trạng thái tương tự của vật chất cũng có thể có được với một điều kiện: áp suất phải là âm! Tuy nhiên khả năng xuất hiện trạng thái của vật chất khi nó có áp suất âm, được suy ra từ các lý thuyết hiện đại về các hạt cơ bản. Trong các lý thuyết này đặt ra giả thuyết về sự tồn tại một trường đặc biệt nào đó với các tính chất vật lý kì lạ mà năng lượng của nó chiếm ưu thế trong giai đoạn sơ khai của sự giãn nở.
Giai đoạn giãn nở lạm phát cực nhanh chỉ chiếm một khoảng thời gian rất nhỏ: nó được thực hiện vào khoảng thời điểm t 10-36 giây. Người ta cho rằng ''sự sinh sản'' hiện nay của các hạt co bản của vật chất, ở dạng mà ngày nay chúng ta được biết, diễn ra đúng sau khi kết thúc giai đoạn lạm phát và được gây ra bởi “sự tan rã” của trường giả thuyết. Sau quá trình này, sự giãn nỏ của Vũ Trụ tiếp tục theo quán tính.
Giả thuyết về Vũ Trụ lạm phát đã trả lời được một loạt các câu hỏi quan trọng của Vũ Trụ học mà cách đây không lâu còn bị coi là nghịch lý không thể giải thích được, ví dụ câu hỏi về nguyên nhân giãn nở của Vũ Trụ. Nếu trong lịch sử của mình, Vũ Trụ quả thực đã trải qua thời kì tồn tại áp suất lỏn có giá trị âm, thì lực hấp dẫn bắt buộc không phải là lực hút, mà là lực đẩy lẫn nhau của các hạt vật chất. Và nghĩa là, Vũ Trụ như một tổng thể bắt đầu nở ra rất nhanh giống như vụ nổ. Dĩ nhiên mô hình Vũ Trụ lạm phát cho đến nay vẫn chỉ tà giả thuyết: ngay cả sự kiểm tra gián tiếp các trạng thái của nó cũng đòi hỏi những thiết bị mà đơn giản là ngày nay người ta chưa thể làm ra được. Tuy vậy ý tưởng về sự giãn nở cực nhanh của Vũ Trụ ở những giai đoạn tiến hoá đầu tiên của nó đã vững chắc bước vào Vũ Trụ học hiện đại.
Cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi quan trọng nhất: cái gì tồn tại lúc bắt đầu sự giãn nở của Vũ Trụ? Có phải là một Vũ Trụ như Vũ Trụ của chúng ta, chỉ cỏ điều không giãn nở mà co lại? Hay là một thế giới hoàn toàn xa lạ với chúng ta với những tính chất không gian và thời gian hoàn toàn khác? Mà cũng có thể đó là một thế giới, được điều khiển bởi các định luật tự nhiên khác, mà chúng ta chưa từng biết? Những vấn đề này phức tạp đến nỗi giải quyết chúng sẽ phải là những thế hệ các nhà Vũ Trụ học tương lai.
Tổng kết lại có thể nói rằng sự hiểu biết của chúng ta về cấu tạo và tiến hoá của Vũ Trụ cũng đã trải qua “thời kì lạm phát” thực sự - thời kì phát triển rầm rộ thời kì của những ý tưởng mới và các phát hiện quan trọng. Khi nói về Vũ Trụ thời sơ khai, chúng ta đang từ những bậc thang to lớn nhất của Vũ Trụ bỗng chuyển sang thế giới vi mô, được miêu tả bằng các định luật của cơ học lượng tử. Vật lý các hạt cơ bản và vật lý năng lượng siêu cao đan xen chặt chẽ trong Vũ Trụ học với vật lý của những hệ thiên văn khổng lồ. Ở đây cái lớn nhất và cái bé nhất tiếp hợp với nhau. Chính ở đó ẩn chúa vẻ đẹp tuyệt vời của thế giới chúng ta đầy ắp những mối ràng buộc bất ngờ và sự thống nhất sâu sắc.