CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ QUÁ KHỨ
Về lại quá khú trong tưởng tượng, có thể tìm thấy một thời điểm mà khoảng cách giữa hai thiên hà bất kỳ nhỏ đến mức chúng ''chạm'' vào nhau. Tiếp tục cuộc hành trình ngược thời gian, chúng ta tất sẽ đi đến một thời điểm mà toàn bộ vùng có thể quan sát được của Vũ Trụ về hình thức tập trung vào một điểm, còn mật độ của nó lớn đến vô hạn. Tất nhiên, về mặt vật lý trong phạm vi mô hình thì được phép nói về ''thời gian sống'' của Vũ Trụ như là thời gian trôi đi từ lúc tồn tại mật độ vô cùng lớn (hoặc đơn giản là cực kỳ lớn nhưng vẫn có ý nghĩa vật lý). Thời gian đó được gọi là tuổi của Vũ Trụ, vào khoảng l2 - 15 tỷ năm.
Nếu như các mô hình toán học mô tả đúng đắn Vũ Trụ thực của chúng ta thì trong số những thiên thể quan sát được không được có thiên thể nào có độ tuổi nhiều hơn tuổi của Vũ Trụ. Quả vậy, tuổi của những ngôi sao già nhất của Thiên Hà chúng ta, cũng như của các thiên hà khác không lớn hơn 15 tỷ năm.
Bởi vì bất kỳ tín hiệu nào mang thông tin đều không thể truyền đi với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng (c = 300.000 km/s), nên đô tuổi hữu hạn của Vũ Trụ cho phép nói một cách quy ước rằng kích thước của Vũ Trụ là kích thước của vùng mà từ đó thông tin có thể đi đến người quan sát (ví dụ, đến được chỗ chúng ta) trong khoảng thời gian tính từ lúc Vũ Trụ bắt đầu giãn nở. Không có một kỹ thuật hoàn thiện nào cho phép ta nhìn được xa hơn. Đó là khoảng cách giới hạn mà về nguyên tắc các quan sát của chúng ta có, thể vươn tới được. Để ghi công của Etuyn Hơpbơn người ta gọi nó là bán kính Hơpbơn. Hiện nay trị số của nó khoảng 4000 Mpc.
Như chúng ta đã nói, khái niệm bán kính của Vũ Trụ chỉ có tính chất khá quy ước: Vũ Trụ thực không có biên giới và không có điểm kết thúc. Rõ ràng là ''chân trời'' của bất kỳ người quan sát nào cũng giãn ra với vận tốc ánh sáng ngày một xa hơn. Vì sự hữu hạn của vận tốc ánh sáng mà trị số của sự dịch chuyển về phía đỏ trong quang phổ của một thiên hà xa xôi cũng chính là thước đo khoảng cách đến nó đồng thời là thước đo thời gian tính từ lúc thiên hà đó phát ra bức xạ mà bây giờ chúng ta thu nhận được. Như vậy càng quan sát các thiên hà ở xa hơn, chúng ta càng nhìn vào quá khứ của chúng, nhìn thấy chúng đúng như hàng triệu và hàng tỷ năm trước.