ĐỨA CON ĐÁNG YÊU
Năm 1914, đúng năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Rutherford lại mời Bohr trở lại phòng thí nghiệm với mình. Công việc thí nghiệm và tranh luận khoa học giờ đây diễn ra trên nền các tin tức đáng lo từ mặt trận và về mối lo cho số phận những đồng nghiệp trẻ bị đi lính. Rutherford dốc hết sức lực dể cứu vãn học trò mình khỏi cỗ máy xay thịt chiến tranh, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Cái chết của nhà vật lý Anh trẻ tuổi đầy tài năng Henry Gwyn Jeffries Mosley (1887- 1915), người ngay trước chiến tranh vừa phát kiến sự trùng hợp điện tích của hạt nhân với nguyên tử số (số thứ tự nguyên tố) đã là đòn mạnh đánh vào rất nhiều người. Phát hiện của Mosley là bằng chứng thuyết phục cho lý thuyết của Bohr.
Ba năm sau Bohr trở về Copenhagen với những ý tưởng mới và mơ ước mới tạo dựng tại thành phố quê hương một trung tâm khoa học tương tự phòng thí nghiệm Rutherford, nơi các nhà vật lý từ nhiều quốc gia có thể đến làm việc và giao lưu. Những người đồng hương của ông rất tán thành ý tưởng ấy. Một người bạn thời trẻ của Bohr đã nhanh chóng thành người kinh doanh thành đạt đã cấp một số tiền lớn cho việc xây dựng và tổ chức quyên góp bổ sung cho Viện vật lý lý thuyết. Thành phố dành cho Viện một khoảnh công viên đẹp nhất.
Bohr dốc hết tâm sức cho đề án mới. Ông thậm chí phải khước từ những lời mời mà phải chi lúc khác thì ông đã nhận lời và quên hết mọi thứ trên đời: Rutherford lại mời Bohr đến với mình.Trong thư gửi người bạn lớn tuổi hơn Bohr đã giải thích quyết định của mình: “Tôi coi mình có nghĩa vụ tinh thần phải bằng mọi khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển nghiên cứu vật lý học ở Đan Mạch...Tôi xiết bao khao khát được trở lại Manchester, luôn tin tưởng rằng điều đó luôn luôn đóng vai trò to lớn trong công việc nghiên cứu của tôi...Chắc chắn rằng kinh phí cho công việc, thiết bị và cả tiền lương của bản thân tôi sẽ thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn nghiên cứu ở nước Anh. Song tôi cho rằng mình có nghĩa vụ phải ở đây và làm việc tại đây, dù biết trước rằng quả nếu có sẽ chỉ rất là khiêm với cái đáng ra sẽ có được khi tới làm việc với Thầy”. Đành chỉ giới hạn ở một chuyến đi ngắn tới Anh gặp Rutherford, người đã thay thế J.J.Thomson ở chức vụ danh dự nhất với nhà vật lý - làm trưởng phòng thí nghiệm Cavendish. Bohr thực sự có thể thay chân Rutherford ở Manchester, nhưng ông đã chọn công việc tại tổ quốc mình.
Cuối cùng ngày 15 tháng 9 năm 1920 với sự tham dự của đông đảo khách khứa trong đó có cả Rutherford, Viện được khánh thành. Tại đây có trang bị mọi thứ: phòng thí nghiệm (tuy ban đầu thiết bị chưa bao nhiêu), các phòng làm việc nhỏ bé khiêm nhường, lý tưởng cho các nhà vật lý, phòng họp rộng rãi, thư viện phòng ăn, lối ra công viên. Từ thời museion Alexandria chưa bao giờ người ta lại tạo dựng cơ ngơi dành riêng cho các nhà khoa học đến như vậy. Ngôi nhà giản dị nhưng thanh thoát của Viện vật lý lý thuyết đã thành một thắng cảnh của Copenhagen. Một thập kỉ sau người ta xây dựng cạnh đó toà nhà Viện toán học do người em của ông là Harald Bohr đứng đầu.
Sau này Viện vật lý lý thuyết được mang tên Niels Bohr, còn Viện toán thì mang tên Hans Christian Oersted.
PHONG CÁCH CỦA BOHR
Trong các bài báo của Bohr không bao giờ có mở đầu hay kết luận. Sau một tổng quan ngắn ông đi ngay vào bản chất vấn đề. Văn phong ấy ông có từ hồi còn trẻ. Ở trường trung học một lần Bohr trình với thầy giáo bài luận án “Đi chơi thăm cảng'' chỉ có hai câu: ''Em tôi và tôi đi chơi đến cảng. Ở đó chúng tôi thấy những con tầu cập bến''. Bài luận khác về kim loại có câu kết: ''Để kết thúc tôi muốn nhắc về nhôm''.
Tại trường đại học Copenhagen thầy giáo hoá học có lần nghe một loạt tiếng nổ, ông chắc chắn ''Đó là Bohr rồi''. Ông không lầm. Đối với thực nghiệm Bohr rất hiếu kì và say mê.
Borh bị coi là đần, nhưng lại biết suy nghĩ sâu sắc và lật ngược vấn đề. Có lẽ cách tư duy ấy là rất cần thiết cho thời kì cuộc cách mạng lượng tử khi trong suốt ba thập kỷ các nhà khoa học dò dẫm tìm chân lý qua những nhịp cầu ọp ẹp của những lý thuyết hiển nhiên là không chính tắc nhưng lại rất thiết yếu... Nhà vật lý Đức nổi tiếng James Franck (1882-1964) kể cho các nhà sử học biết Bohr đã trả lời các câu hỏi về mô hình lượng tử của nguyên tử như thế nào (vào năm 1920). Nhiều câu hỏi không có được câu trả lời. Theo chính Bohr công nhận, trong cấu trúc của ông chưa có sự hoàn tất. ''Đôi khi ông ngồi bất động, vẻ thờ ơ lãnh đạm trên bộ mặt trống vắng. Mắt như vô hồn, tay buông thõng xuống, ông thay đổi đến mức không nhận ra khiến bạn đâm lúng úng. Nhưng chợt ông bừng tỉnh. Như có ngọn lửa thắp sáng lên tất cả, ông thốt lên: ''Vậy đó, tôi hiểu ra rồi''… Tôi tin rằng tính tập trung đến thế cũng từng ở chính Newton''.