Tài liệu: Bức xạ tàn dư

Tài liệu
Bức xạ tàn dư

Nội dung

BỨC XẠ TÀN DƯ 

Mật độ trung bình của vật chất trong Vũ Trụ giãn nở phụ thuộc vào thời  gian: ở qúa khứ thì mật độ lớn hơn. Tuy nhiên khi giãn nở thì không chỉ mật độ biến đổi mà cả năng lượng nhiệt của vật chất cũng biến đổi (khí khi nở ra thì nguội đi mà!). Điều đó làm nảy ra ý nghĩ rằng Vũ Trụ ở thời kỳ đầu giãn nở không chỉ đậm đặc, mà còn nóng nữa. Mô hình đó lần đầu tiên được Ghêoocghi Gamôp đề xuất vào cuối những năm 40. Hệ quả là hiện nay phải quan sát được bức xạ nền ( Vũ Trụ) (tiếng Anh (cosmic) background radiation), còn gọi là bức xạ tàn dư (tiếng Pháp gọi là bức xạ hoá thạch: rayonnement fossile), đến với chúng ta từ thuở xa xưa, khi khí nóng lấp dầy Vũ Trụ, trước khi hình thành sao.

Gamôp cho rằng phổ của bức xạ tàn dư phải giống hệt như phổ bức xạ của vật thể đục (các nhà vật lý nói rằng đó là vật thể hoàn toàn đen) vái nhiệt độ vài kenvin. So với bức xạ của các sao và thiên hà nó khác ở hình dáng đặc trưng của phổ và cường độ như nhau trong tất cả các hướng, tức là ở mức độ đẳng hướng cao.

Bức xạ đó đã được phát hiện bởi hai nhà thiên văn vô tuyến người Mỹ Acnô Pendiat và Rôbơt Uynxơn vào năm l965. Nhiệt độ của nó vào khoảng 2,3 K, gần với giá trị tiên đoán. Như vậy giả thuyết “Vũ Trụ nóng” đã có được sự xác nhận bằng quan sát. Chúng ta nhận thấy rằng cực đại trong phổ của bức xạ tàn dư nằm ở vùng milimet của sóng vô tuyến.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/487-02-633332256458281250/Vu-Tru-luan/Buc-xa-tan-du.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận