CÁC TẬP THỂ SAO TRẺ
Sự hứng thú lớn không chỉ ở những ngôi sao riêng biệt và sao chùm, mà còn ở tập thể của chúng. Những ngôi sao tre tập trung gần mặt phẳng xích đạo của Thiên Hà, diều đó không có gì đáng ngạc nhiên: chính ở đó có lóp khí giữa các vì sao. Trên vòm trời của chúng ta những ngôi sao trẻ có độ trưng lớn và những đám mây khí bị chúng nung nóng nằm thành dải Ngân Hà. Nhưng nếu vào đêm hè tối trời nhìn lên bầu trời một cách chăm chú có thể nhận thấy rằng trong dải Ngân và nổi lên ''những đám mây sao'' riêng biệt. Chúng hiện thục đến đâu và chúng thể hiện mức độ tiến hoả nào của vật chất? Những nhóm lớn của các sao trẻ này được đặt tên là những tổ hợp sao. Kích thước đặc trưng của chúng là vài trăm parsec. Những nhóm sao đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu là những nhóm sao trẻ nhỏ gọn: các quần sao mở (tản mạn) giống như cụm Tua Rua. Những nhóm sao có mật độ tương đối cao này gồm từ vài trăm đến vài nghìn sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn lẫn nhau, đã đối kháng thành công với ảnh hưởng cỏ tính chất phá huỷ của trường hấp dẫn của Thiên Hà. Nguồn gốc của chúng không gây tranh cãi: thuỷ tồ của những quần sao như vậy là những nhân đặc chặt của những đám mây phân tử giữa các vì sao. Những quần sao mở bị mất đi một ít sao của mình nhưng vẫn sống khá lâu: trung bình khoảng 500 triệu năm, đôi khi là vài tỷ năm.
Thường thường những quần sao trẻ đặc được bao bọc bởi quầng sáng loãng cũng giống như những ngôi sao trẻ. Không ít trường hợp bắt gặp các quầng sáng như vậy mà không cần đến quần sao trung tâm. Chúng được gọi là những tập sao.
Thường thì trên nền Ngân Hà chỉ thấy nổi lên những thành viên nặng nhất và sáng nhất của tập sao: những ngôi sao có quang phổ loại O và B. Vì thế những nhóm sao đó được gọi là các tập sao OB. Ở một số tập trong chúng thấy có dấu hiệu phình to với tốc độ 5 - l0 km/s, sự giãn nở này bắt đầu ngay từ lúc ngôi sao mới ra đời. Nguyên nhân của sự giãn nở có lẽ là do những ngôi sao nặng và nóng ngay sau khi xuất hiện đã làm nóng khí ở xung quanh và xua khí ra khỏi khu vực tạo sao. Cùng với sự ra đi của khí, những vùng này bị mất đi 70 – 95% khối lượng của mình và không thể giữ nổi những ngôi sao chuyển động nhanh để rồi những ngôi sao này theo bước của khí rời bỏ nơi sinh ra mình.
Các tập sao không phải là vĩnh cửu: sau l0 - 20 triệu năm chúng phình to tới kích thước hơn 100 pc và đã không thể tách bạch chúng ra giữa các ngôi sao nền. Điều này tạo ra ảo giác rằng các tập sao là những nhóm sao hiếm. Trong thực tế thì chúng sinh ra không hiếm hơn các quần sao, chẳng qua chỉ vì chúng nhanh bị phát tán hơn.
Quá trình hình thành các vì sao rất phức tạp và nhiều điều còn chưa được nghiên cứu tường tận. Người ta biết có những thiên hà giàu vật chất giữa các sao nhưng hầu như không có các ngôi sao trẻ, còn trong các tinh hệ khác sự hình thành sao lại diễn ra mạnh mẽ tới mức giống như vụ nổ. Hiểu được nguyên nhân nào thúc đẩy sự tạo sao, hoặc ngược lại làm tắt nó, vẫn còn là chuyện tương lai.