Tài liệu: Trên ngưỡng cửa thiên kỷ thứ ba.

Tài liệu
Trên ngưỡng cửa thiên kỷ thứ ba.

Nội dung

TRÊN NGƯỠNG CỬA THIÊN KỶ THỨ BA 

Chiêm tinh học vẫn đang phát triển trong nó còn vô khối vấn đề chưa được giải quyết. Các nhà chiêm tinh viết các công trình nghiên cứu tổ chức các hội nghị. Hiện nay trong chiêm tinh học tồn tại vài khuynh hướng (trường phái): cổ điển tượng trưng, cấu trúc luận.. .

Một khuynh hướng thiên về khoa học tự nhiên của chiêm tinh học đang phát triền mạnh mẽ có tên gọi lờ vũ trụ sinh nhịp học (cosmobiorythmology) tức là học thuyết về liên hệ tương tác của các quy luật Vũ Trụ và quy luật đời sống trên Trái Đất. Tên gọi này phản ánh quan niệm của các nhà chiêm tinh rằng đời sống trên Trái Đất là một bộ phận nhỏ của Vũ Trụ và không thể không tính đến ảnh hưởng của bộ phận lớn của Vũ Trụ đến bộ phận nhỏ này. Cũng có khuynh hưởng dùng các phương pháp thống kê toán học để nghiên cứu mối quan hệ giữa các thiên thể và số phận con người.

Không ít nhà chiêm tinh cho rằng tương lai của chiêm tinh học là ở sự ứng dụng các cách tiếp cận có tinh chất khoa học. Nhiều điều trong ngành này cần phải tư duy lại. Quả thực hiện nay các nhà chiêm tinh vẫn sử dụng các quy tắc thuật ngữ, các cách lý giải có từ thời cổ đại và trung đại. Từ đó đến nay thế giới quan, tâm lý và đời sống con người đã thay đổi đến mức một số lý giải chiêm tinh đã trở nên lỗi thời.

Đa số các nhà khoa học vẫn tiếp tục có thái độ hoài nghi đối với chiêm tinh học. Trước hết sự không tin tưởng của họ xuất phát từ sự khác biệt trong cách tiếp cận tri thức của một nhà chiêm tinh và của một đại diện giới khoa học tự nhiên. Đối với nhà khoa học tự nhiên thì trực giác chỉ là biện pháp bổ trợ, còn công tác khoa học phải được xây dựng trên các tính toán và lôgic hình thức. Nhà chiêm tinh thì sử dụng cả lôgic lẫn trực giác ngang nhau: ý nghĩa của các hành tinh và các cung Hoàng đạo không chỉ được mô tả bằng các công thức toán học hoặc lôgic đơn giản.

Cuộc tranh luận xung quanh chiêm tinh học đã diễn ra từ thời xa xưa và cho đến giờ vẫn không dịu đi. Để chống lại nó người ta đã đưa ra một số luận cứ. Một trong những luận cứ đó là sự tồn tại của co chế tác động của các thiên thể đến số phận con người, doanh nghiệp hay cả những quốc gia không rút ra từ những nghiên cứu khoa học. Luận cứ này rất có trọng lượng. Tuy nhiên rất nhiều hiện tượng đã từng khó hiểu đối với các nhà khoa học trong bao thế kỷ để rồi sau đó khoa học mói đưa nó vào phạm vi lý giải của mình. Cũng chính lôhan Keple cũng phải có sự dũng cảm nhất định mới dám công bố phát hiện của mình: thuỷ triều lên xuống là kết quá ảnh hưởng của Mặt Trăng lên đại dương thế giới. Galilêô Galilê đã viết về vấn đề này như sau: '' Keple làm tôi kinh ngạc nhất vì ông ta đã cho Mặt Trăng có quyền lực chi phốt nước bền''. Viện hàn lâm khoa học Pari vào thế kỷ XVIII không thừa nhận rằng từ trên trời có thể có đá rơi xuống cho mãi tới khi các thiên thạch đã chất đống chỉ thiếu nước rơi trúng đầu các viện sĩ mà thôi.

Với chiêm tinh học cũng vậy: biết đâu trong tương lai các nhà nghiên cứu sẽ lần ra những mối liên hệ giữa Trái Đất và Vũ Trụ ẩn đằng sau những ''định luật'' chiêm tinh. Đa số các nhà chiêm tinh thì cho rằng học thuyết này giờ đây là một khoa học chính xác sẽ còn phát triển mạnh mẽ.  

                             Ố LIỆU THỐNG KÊ BÁC BỎ CHIÊM TINH HỌC 

Thiên hướng của con người về nghề nghiệp đã được nhà vật lý Mỹ Gi. Macgiơvi nghiên cứu. Ông đã khảo sát xem ngày sinh tháng đẻ của 17000 nhà khoa học và 6000 nhà hoạt động chính trị phân bố như thế nào đối với các cung Hoàng đạo. Theo ý kiến của Macgiơvi, sự phân bố này hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên, không thiên về cung nào. Các kết quả nghiên cứu trong hình này của nhà thống kê học người pari Misen Gôkêlanh thú vị nhất. Ông đã nghiên cứu các tài liệu lưu trữ có ngày giờ và nơi sinh của 41.000 người châu Âu, trong đó có 16000 nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà văn, vận động viên thể thao.. . nổi tiếng, cũng như 25000 người ''bình dân''. Gôkêlanh đã đối chiếu vị trí các hành tinh và các chòm sao vào lúc sinh ra một người với kiểu tính cách và nghề nghiệp của người đó. Ông đã rút ra kết luận là không có sự liên hệ giữa một bên là tính cách và hoạt động nghề nghiệp của một con người với bên kia là cung Hoàng đạo, vị trí các hành tinh trong các nhà và các mặt chiếu tương quan của chúng vào thời khắc người đó ra đời.

Nhà tâm lý học của Trường tổng hợp Michigân (Hoa Kỳ) B. Xinvơman đã nghiên cứu ảnh hưởng của cung Hoàng đạo vào lúc sinh của mỗ người trong các cặp vợ chồng đến xác suất hôn nhân hạnh phúc hay ly hôn của họ. Ông đã thu thập số liệu về 2978 đám cưới và 478 vụ ly hôn được đăng ký ở bang Michigân thời kỳ 1967 - 1968. Nhà bác học đã so sánh tình trạng thực tế về các lời phán của hai nhà chiêm tinh độc lập với nhau về các cách thức hoà hợp hay xung khắc của các cung đối với hôn nhân. Ông kết luận: ''Vị trí của Mặt Trời trong Hoàng đạo vào lúc sinh ra không ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách''.

Trước đó một nghiên cứu tương tự cũng được nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới người Thụy Sĩ Caclơ Jung (Carl Jung) thực hiện. Ông đã so sánh vị trí tương đối của Mặt Trời, Mặt Trăng trong lá số sinh của 483 cặp vợ chồng, nhưng không thể tìm ra sự tương quan rõ rệt nào về mặt thống kê. Tuy nhiên Jung cho rằng đánh giá toàn bộ những gì mà chiêm tinh học đã tích luỹ được trong mấy ngàn năm không phái là việc đơn giản. Ông nói: ''Quan điểm thống kê đối với thế giới là tuyệt đối trừu tượng, vì thế không đầy đủ và thậm chí sai lầm khi áp dụng vào tâm lý học con người''.

                    CHIÊM TINH HỌC SOI QUA TẤM GƯƠNG NGHIÊN CỨU

Liệu chiêm tinh học có trở thành một khoa học với những thuộc tính của khoa học là tính chặt chẽ và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt không thì chỉ có các sự việc mới có thể trả lời câu hỏi này. Nghiên cứu các dự đoán chiêm tinh đã được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên không thể tin vào tất cả những nghiên cứu ấy như nhau: nhiều khi để nghiên cứu người ta lôi vào cả những dự đoán của các nhà chiêm tinh nghiệp vụ thấp, hoặc nhà nghiên cứu tự mình cố phân tích các lá số khi chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm về chiêm tinh. Chẳng hạn, một công trình đã ''phân tích'' 2 vạn lá số chỉ làm các nhà chiêm tinh phì cười. ''Dành ra cả đời cũng chưa chắc đã đủ để phân tích hai vạn lá số'', họ nói. Tuy nhiên, phải nhận xét rằng nói chung việc kiểm tra các dự đoán cho ra những kết quả mâu thuẫn.

Nhà tâm lý học tiến sĩ Dđênêc Râyđac đã viết: ''Nhà bác học nổi tiếng người Séc Ruđônphơ Tômasêc để ý đến chiêm tinh học và đã thử dựa trên các phương pháp chiêm tinh để phát hiện ảnh hưởng của từng thiên thể đối với động đất. Mối liên quan giữa chấn tâm ngoài của động đất và vị trí các thiên thể được ông theo dõi trong suốt 100 năm qua. Các quy luật mà ông tìm ra, theo lời ông, có thể giúp ta dự đoán được các hiện tượng thiên tai ghê gớm này. Tômasêc đã đoán trước một năm động đất ở lalaxca (Hoa Kỳ) và ở Tasken (Udơbêkixtan)''. Theo lời ông, trong chiêm tinh học còn nhiều cái vẫn còn thiết thực sống động, tuy một phần thuộc về lĩnh vực ảo ảnh.

 V.V. Pêchkit trong sách ''Cơ sở dự báo chiêm tinh'' đã viết: ... với sự gia tăng số lượng các nghiên cứu tốt, sách giáo khoa, kiểm tra dự báo, màn sương mù phủ lên các định luật chiêm tinh sẽ tan dần và độ tin cậy của các dự báo sẽ tăng lên từ con số 70 %  hiện nay lên 85 hoặc 90 %. Cách thức dự báo chiêm tinh và khí tượng cũng tương tự nhau. Trong khí tượng học cũng không phải bao giờ cũng có thể lưu ý đến các hiện tượng đã biết của khí quyển hoặc ở tầng ion vì ghi nhận được chúng đòi hỏi kỹ thuật mới, ví dụ các nghiên cứu không gian bằng vệ tinh. Những tư liệu thu thập được sẽ cho phép cải tiến các dự báo khí tượng.

Trong chiêm tinh học cũng có tình trạng tương tự. Đã biết tới hàng trăm định luật chiêm tinh, nhưng không phải tất cả chúng ta đều hiểu biết ở mức chấp nhận được. Nhiều luật trong số đó còn cần chính xác hoá...

Hiểu được rằng tại sao các nghiên cứu ở tầm mức khoa học cao về các dự báo chiêm tinh trong một số phòng thí nghiệm lại không cho ra kết quả là điều không khó. Chẳng hạn, ở trường đại học Bơccơly (bang Caliphonia, Mỹ) người ta đã lập ra các dự báo chiêm tinh cho hàng trăm sinh viên. Bản thân các sinh viên phải tự đánh giá sự phù hợp của các dự báo với các mô tả cá nhân quy chuẩn. Độ tin cậy của các kết quả là 50%. Khi nghiên cứu các kết quả thu được thì mới vờ lẽ rằng các sinh viên không có khả năng nhận thức được các phẩm chất cá nhân chủ yếu của bản thân. Họ không nhận biết được mình theo các dự báo chiêm tinh và không biết lập các mô tả cá nhân quy chuẩn cho mình.

Số lượng các nghiên cứu như vậy đang tăng lên. Ở Viện hàn lâm khoa học Bỉ đã lập ra và nghiên cứu 100.000 dự đoán chiêm tinh và theo các kết quả thì tỏ ra khả quan.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/491-02-633332382458125000/Chiem-tinh-hoc/Tren-nguong-cua-thien-ky-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận