CHIÊM TINH HỌC
Trời cai quản tất cả Uyliam Sêcxpia. “Hămlef” Lá số tử vi chỉ là sơ đồ, còn con đường thì chúng ta tự Xamanta Đavixơ (Samanta Davis), nhà tâm lý học Mỹ
Chúng ta đang ở ranh giới giữa thiên kỷ thứ hai và thiên kỷ thứ ba, nhưng chiêm tinh học và bói toán vẫn rất phổ biến. Các báo và tạp chí đua nhau đăng các dự đoán chiêm tinh, sách chiêm tinh xuất hiện khá nhiều. Để lập các lá số tử vi các nhà chiêm tinh sử dụng các chương trình máy tính chuyên dụng. Nhiều nhà kinh doanh và chính khách có các nhà chiêm tinh riêng của mình. Các ý kiến về chiêm tinh học rất đa dạng và khá cương quyết. Người ta gọi nó là khoa học, là nghệ thuật là phép mầu, là bói toán và thậm chí là lừa bịp. Điều lạ là đa số những người vẫn đọc các dự báo chiêm tinh trên báo hoặc những người khăng khăng bác bỏ trò nhảm nhí đó đều có quan niệm khá mù mờ, thậm chí sai lầm về chiêm tinh học.
Thông thương (và cũng đúng hơn), chiêm tinh học được dùng để chỉ thuật bói sao của châu Âu. Bản thân từ chiêm tinh học trong các ngôn ngữ phương Tây (chẳng hạn astrology trong tiếng Anh, astrologie trong tiếng Pháp, đều lấy từ tiếng Hy Lạp: astron = sao và logos = lý thuyết, thuật) có nghĩa là thuật bói sao. Còn thuật chiêm tinh của Trung Quốc có tên gọi là Tử vi, hiện nay phổ biến ở Việt Nam có nguồn gốc tương truyền từ đời Tống do Trần Đoàn khỏi xướng (khoảng năm 960). Nếu xét kỹ thì đó không phải là ''bói sao'' hoàn toàn. Khác với chiêm tinh phương Tây dựa trên các chòm sao có thực (trên Hoàng đạo) và các thiên thể của hệ Mặt Trời, Tử vi của Trung Quốc dựa vào các ''sao'' nói chung không tương ứng với các sao thực trên bầu trời mà chỉ có tính chất biểu tượng (chỉ có một số ít sao là các sao trong thiên văn cổ Trung Quốc) và vị trí của chúng trong lá số cũng không dựa vào các quan sát thiên văn mà theo quy tắc lập sẵn.