TRẠNG THÁI BAN ĐẦU CỦA TRÁI ĐẤT
Khởi nguồn tiến hoá địa chất của Trái Đất gắn liền với quá trình hình thành nó. Nếu như hành tinh của chúng ta được hình thành bằng cách ''lỏng nóng'' như người ta đã hình dung hồi đầu thế kỉ XX, thì nó lập tức bị phân lớp thành những lớp vỏ theo thành phần hoá học và trở nên “chết” về mặt kiến tạo. Phản đối quan điểm đó là Vlađimia lvanôvich Vernatxki và những bác học nổi tiếng khác. Lập luận của Ô. Yu. Smit về thuở ban đầu lạnh lẽo của Trái Đất nảy sinh ra chính từ những mâu thuẫn giữa đời sống kiến tạo ngày nay của Trái Đất với mô hình suy ra từ trạng thái ban đầu nóng chảy.
Những tính toán hiện đại cho thấy rằng Trái Đất được sinh ra chưa hề bị nóng chảy cũng chưa hề lạnh lẽo. Năng lượng hấp dẫn đã có thề làm nóng Trái Đất đến 40000 kenvin nếu như nó lập tức được hình thành từ những mảnh nhỏ thành một vật thể. Nhưng sự lớn lên của Trái Đất diễn ra trong l00 triệu năm, do vậy nhiệt độ bề mặt thậm chí ở thời kì lớn lên mạnh cũng không vượt quá 350 - 400 K. Một phần không lớn năng lượng hấp dẫn chuyển thành năng lượng nhiệt của lòng Trái Đất. Lòng Trái Đất nóng đến l000 - 2000 K là do có các vật thể rất lớn (đường kính đến hàng trăm kilômét) tham gia vào sự kết tập. Sự rơi của những vật thể như vậy đã tạo ra crate va đập lớn , mà dưới chúng ở độ sâu 1000 - 2000 kilômét tạo nên những vùng có nhiệt độ cao. Đôi khi nhiệt độ đạt tới độ nóng chảy của nham thạch núi. Lúc đó chúng được phân chia theo thành phần: các nguyên tố nặng (sắt và các kim loại khác) chìm vào tâm còn các nguyên tố nhẹ nổi lên. Sự nung nóng thêm xảy ra trong lòng Trái Đất do sự co nén các nham thạch của nó bởi các lớp nằm phía trên.
Nhưng nguồn chủ yếu nung nóng lòng Trái Đất là nhiệt sinh ra khi các nguyên tố phỏng xạ phân rã: urani, tori và kali với nguyên tử lượng 40 có trong đá của hành tinh với số lượng nhỏ. Ngày nay trong tâm Trái Đất nhiệt độ đạt tới ít nhất là 5000 K, nghĩa là cao hơn nhiều so với giai đoạn cuối của sự kết tập.
Do áp suất cao trong lòng Trái Đất một phần lớn khối lương của nó ở trạng thái rắn, chỉ có phần bên ngoài của nhân bằng sắt là nóng chảy. Trong vỏ Trái Đất còn phát hiện ra macma nóng chảy (từ những lò núi lửa) trộn bám lốm đốm. Do sự hạ dần nhiệt độ từ tâm của hành tinh ra bề mặt, trong lớp cùi (manti) của Trái Đất xuất hiện đối lưu nhiệt. Vì vật chất lớp cùi chủ yếu là chất rắn và không đồng nhất về thành phần, chuyển động đối lưu xảy ra rất chậm tạo lên nhưng ứng lực (sức căng) lớn ở ranh giới với vỏ. Hiện tượng tạo núi, động đất, sự trôi của các lục địa và của những vùng riêng lẻ cua vỏ Trái Đất là kết quả của các quá trình nội sinh của lớp cùi.
Khí quyển và thuỷ quyển dần dần tách ra khỏi lòng hành tinh của chúng ta, bởi vì khí và nước đã từng tham gia vào thành phần của nham thạch Trái Đất. Ban đầu trong quá trình va đập lẫn nhau, từ các vi hành tinh rắn tách ra các hợp chất dễ bay hơi. Ở giai đoạn tiếp theo các hợp chất dễ bay hơi được ''giam'' chặt trong nham thạch. Sự phân lớp Trái Đất thành nhân sắt, lớp cùi silicát và lớp vỏ từ các nham thạch phun trào được bắt đầu ngay từ khi kế tập và tiếp diễn trong suốt toàn bộ lịch sử địa chất của hành tinh.
Ngày nay từ những số liệu nhận được từ những thiết bị vũ trụ có thể biết được lịch sử địa chất không chỉ của Trái Đất, mà còn của các hành tinh khác và các vệ tinh của chúng.