HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRỜI VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
A.L. Chigiepxki đã đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của Mặt Trời đến sự xuất hiện dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu này của ông có giá trị đặc biệt, bởi lẽ ông làm việc với những tài liệu của các thời mà y học còn chưa biết cách đối phó với các bệnh dịch hạch , dịch tả, thương hàn. Tính chất bột phát ngẫu nhiên và lan truyền của các nạn dịch này đã gợi lên hi vọng tìm ra các sự liên hệ qua lại với hoạt động Mặt Trời ở dạng thuần tuý. Dựa trên tư liệu phong phú nhà bác học đã chỉ ra rằng những đại dịch mạnh nhất, gieo rắc cái chết nhiều nhất trùng với các thời kỳ cực đại trong chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Quy luật ấy cũng được phát hiện đối với các bệnh bạch hầu, viêm màng não, bại liệt, lị và tinh hồng nhiệt.
Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã xuất hiện những công bố về mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch với hoạt động Mặt Trời, trong đó nói rằng những người đã qua một cơn nhồi máu dễ bị tác động của Mặt Trời nhất. Thêm nữa, người ta thấy rằng người bệnh phản ứng không phải với giá trị tuyệt đối của hoạt động Mặt Trời, mà với tốc độ thay đổi của nó.
Trong rất nhiều biểu hiện hoạt động Mặt Trời thì các bùng sáng (các vụ nổ) ở sắc cầu có vĩ trí đặc biệt. Các quá trình nổ ghê gớm này ảnh hưởng lớn đến từ quyển, khí quyển và sinh quyển Trái Đất. Từ trường của Trái Đất bắt đầu thay đổi hỗn loạn và đó là nguyên nhân gây ra các trận bão từ.
Vào những năm 1930 ở thành phố Nixơ (Nice) của Pháp người ta vô tình nhận thấy số vụ nhồi máu cơ tim và đột qụy ở những người nhiều tuổi tăng vọt vào những ngày mà ở các trạm điện thoại địa phương xảy ra các sự cố lớn về thông tin liên lạc, kể cả bị mất liên lạc hoàn toàn. Sau này mới vỡ lẽ là các sự cố thông tin liên lạc điện thoại do các trận bão từ gây ra.
Hiểu biết về ảnh hưởng của từ trường lên cơ thể người đã có từ thuở xa xưa. Các tính chất trị liệu nam châm đã được Arixtôt (thế kỷ IV trước công nguyên) và Plini Già (thế kỷ I), bác sĩ người Đức Paraxenxơ (tiếng Anh Paracelsus, tiếng Pháp: Paracelse) và nhà tự nhiên học người Anh Uyliam Ghinbớt (William Gilbert (thế kỷ XVI) mô tả. Hiện nay người ta đã hiểu rằng từ trường ảnh hưởng trước hết đến các hệ điều tiết của cơ thể (thần kinh, nội tiết và tuần hoàn máu). Tác động từ trường làm hãm các phản xạ có điều kiện và không điều kiện làm thay đổi thành phần máu. Phản ứng như vậy đối với từ trường được giải thích trước hết là bởi sự thay đổi các tinh chất của các dung dịch nước trong cơ thể người.
Năm 1934 các nhà khoa học Anh Giôn Becnan và Ranphơ Phaolơ đã nêu giả thuyết rằng nước đôi khi có thể thể hiện những tính chất thuộc về các tinh thể rắn. Sau này giả thuyết này đã được xác nhận bằng thực nghiệm, còn ngày nay các tinh thể lỏng rất phổ biến trong đời sống: chúng được úng dứng trong các đồng hồ điện tử, máy tính bỏ túi, máy nhắn tin và các thiết bị khác. Trong các điều kiện bình thường cấu trúc tinh thể của nước hết sức bền vững và thể hiện rất yếu. Nhưng nếu cho một từ trường không đổi đi qua nước thì cấu trúc tinh thể trở nên rõ nét và bản thân nước có được một loạt những tính chất khác thường. Vậy là nước “nhiễm từ” cho ít cặn cáu hơn, độ thấm điện môi của nó thay đổi và nó hấp thụ ánh sáng theo kiểu khác. Sự nảy mầm và tăng trưởng của thực vật được tưới nước đó diễn ra nhanh hơn nhiều.
Trong bất cứ cơ thể sống nào cũng có hơn 70% nước và đó là phần tối quan trọng của tế bào và mô. Nếu giả định rằng để ''từ hoá'' nước bên trong cơ thể chỉ cần từ trường tương đối của Trái Đất cũng đủ, thì vào các thời kỳ có bão từ các quá trình hoạt động sống của sinh vật sẽ thay đổi mạnh. Bởi vì các quá trình này diễn ra ở tầm tế bào bão từ sẽ gây những thay đổi trong tính cách của mọi sinh vật từ con người đến vi khuẩn. Đó là lí do tại sao vào những năm Mặt Trời hoạt động mạnh lại xảy ra những sự kiện khác nhau rất xa như vụ thảm sát vào đêm Thánh Bactêlêmy (đêm 28-8-l 527 tại Pari do những người Công giáo gây ra sát hại những tín đồ Canvanh giáo) và đợt châu chấu hoành hành tàn phá mùa màng.
Vậy là chúng ta đã không thể hình dung Trái Đất của chúng ta như một con tàu Vũ Trụ thuận tiện bảo vệ vững chắc chúng ta khỏi mọi tác động từ bên ngoài. Ngược lại, Trái Đất chủ yếu sống trong nhật hoa vòng ngoài của Mặt Trời, do đó không chỉ nhận được từ Mặt Trời ánh sáng và nhiệt, mà còn chịu những tác động biến thiên của bức xạ gamma, tia X và tử ngoại, cũng như của gió Mặt Trời và các tia Vũ Trụ. Tất cả những thứ đó đều đi kèm với những thay đổi khác nhau, đôi khi thật tai hại, trong từ quyển, khí quyển, sinh quyển thậm chí cả trong vỏ bọc rắn của Trái Đất. Có thể nói rằng: tất cả chúng ta đều đi dưới Mặt Trời.