Tài liệu: Những biểu hiện trên Trái Đất

Tài liệu
Những biểu hiện trên Trái Đất

Nội dung

        NHỮNG BIỂU HIỆN TRÊN TRÁI ĐẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG 
                    MẶT TRỜI. NHẬT SINH HỌC 

Ngay từ thời trung thế kỷ các nhà hàng hải đã để ý thấy rằng vào những ngày nhất định kim la bàn bỗng nhiên dao động lung tung. Điều này diễn ra vào giờ, thậm chí vài ngày. Khi đó thì la bàn trở nên vô dụng đối với các tính toán hàng hải. Các hiện tượng như vậy được gọi là bão từ. Vào thế kỷ XVIII nhà thiên văn địa lý người Xcốlen – Đức 1ôhan Lamôn (Johann Lamont) đã nhận thấy cường độ và tần số xuất hiện  của bão từ càng cao, nếu như trên Mặt Trời càng nhiều vết đen. Sự liên hệ giữa các hiện tượng trên Trái Đất với hoạt động của Mặt Trời đã được khám phá như vậy đấy.

Về sau, năm 1801 nhà thiên văn học người Anh Uyliam Hecsen đã thông báo rằng giá bánh mì (phụ thuộc vào vụ thu hoạch lúa mì) trong suốt cả một thế kỷ đã thay đổi tương ứng với các hoạt động cực đại trong chu kỳ hoạt động của Mặt Trời (xem mục ''Mặt trời ảnh hưởng như thế nào đến Trái Đất”). Nhà kinh tế Anh Uyliam Giêvônxơ (William Jevons) năm  1878 đã viết về sự liên hệ giữa các cuộc khủng hoảng công nghiệp và quá trình hoạt động có chu kỳ của Mặt Trời. Nhà thiên văn Bỉ Phecnăng Môrô năm 1904 đã chỉ ra rằng các vết đen Mặt Trời không chỉ ảnh hưởng đến vụ thu hoạch lúa mì trên toàn thế giới, mà còn ảnh hưởng đến vụ thu hoạch nho, đến các kỳ nở hoa của cây tử đinh hương ở Pháp và sự bay tới di trú của chim én. Mặt khác năm 1892, Uyliam Thômxơn (nam tước Kenvin), một trong nhũng nhà khoa học có uy tín bậc nhất thời đó đã phát biểu bác bỏ thẳng thừng sự liên hệ giữa các cơn bão từ với hoạt động của Mặt Trời mà chỉ dựa trên những suy luận tư biện.

Tình trạng câu hỏi về các mối liên hệ Mặt Trời - sinh quyển động dừng ở mức đó thì vào mùa hè năm 1915, khi quan sát hoạt động tạo vết đen Mặt Trời, chàng trai người Nga 18 tuổi Alêcxanđrơ Chigiepxki đã Phát hiện ra sự việc sau: một số thời kỳ có số vết đen tăng lên lại trùng với việc triển khai và gia tăng ác liệt các hoạt động chiến sự trên nhiều mặt trận ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự kiện này đã trở thành bưóc khởi đầu cho các nghiên cứu có hệ thống nhiều năm về các mối liên hệ Mặi Trời - sinh quyển của nhà bách khoa người Nga A. L. Chigiepxki và đặt cơ sở cho một ngành khoa học mới có tên là nhật sinh học (hetiobiology).

Sau khi quan tâm đến sự đồng bộ của quá trình tạo vết đen trên Măt Trời và tình hình chiến sự, Chigiepxki trong suốt vài tháng đã quan sát những người quen của mình và rút ra kết luận rằng ở một số người sự thần kinh dễ bị kích thích hơn. Kết quả nghiên cứu tiếp theo của ông theo hướng này là công trình ''Về mối tương quan giữa hoạt động có chu kỳ của Mặt Trời và mức độ tội ác''.

Mùa thu năm 1915 Chigiepxki đã báo cáo ở Viện khảo cổ học Matxcơva với tham luận ''ảnh hưởng có chu kỳ của Mặt Trời tới sinh quyển Trái Đất. Dựa trên những sự kiện và quan sát tuy không nhiều lắm, nhưng bao quát nhiều quốc gia và châu lục, nhà bác học đã đề xuất những giả thuyết táo bạo về ảnh hưởng của hoạt dộng Mặt Trời tới những hiện tượng có tính chất đại trà như bệnh tật và chết chóc. Những số liệu sơ bộ này cũng đã giúp Chigiepxki hình thành nên cơ sở cho học thuyết của mình. Sự phát triển của thế giới hữu co không phải là một quá trình biệt lập khép kín trong chính nó, mà ngược lại, đó là kết quả tác động của các yếu tố trên Trái Đất và từ Vũ Trụ mà các yếu tố Vũ Trụ là chủ yếu nhất. Nói cách khác, sự sống có phần rất chủ yếu là một hiện tượng Vũ Trụ, hơn là một hiện tượng Trái Đất.

Tháng 5-1917 Chigiepxki đã bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Các yếu tố vật lý của một quá trình lịch sử”. Trong luận án này ông đã phân tích các sự kiện lịch sử quan trọng nhất từ thế kỷ 5 trước công nguyên cho đến năm 1917. Thông tin về hoạt động của Mặt Trời trong khoảng thời gian này một phần được lấy từ các công trình đã công bố, một phần được chính tác giả khôi phục theo các ghi chép cổ Trung Hoa và Ai Cập các cuốn sử Nga và Acmênia cùng những biên niên sử của các thành phố Tây Âu.

Chigiepxki đã chỉ ra rằng các sự kiện lịch sử lớn có xu hướng khá rõ là lặp lại sau khoảng 100 năm còn trong mỗi thế kỷ thì lại hiện rõ đúng chín chu kỳ căng thẳng tối đa trong hoạt động của con người. Như vậy là chu kỳ 11 năm đã được lấy làm đơn vị đếm tự nhiên nhỏ nhất (mà Chigiepxki gọi là chu kỳ trắc sử), và trùng với chu kỳ trung bình của hoạt động Mặt Trời. Trong những năm Mặt Trời hoạt động cực đại thì Trái Đất cũng bị chấn động bởi những cuộc cách mạng và nổi loạn đẫm máu, những cuộc chiến tranh và thập tự chinh, các vụ thảm sát lớn và giết tróc những người khác tôn giáo. Vào những thời kỳ này bước lên vũ đài lịch sử là các lãnh tụ nhân dân và tinh thần, các nhà cải cách, các thống tướng và các nhà hoạt động quốc gia như Hanniban, Xpactacut, Xêda, Attila , Môhammet, Timua (tức Tameclăng), Gian Đa, Luythơ, Minin và pôgiorơxki , Risơliơ, Oasinhtơn, Xuvôrôp, Garibanđi, Lênin và nhiều người khác. Vào những thời kỳ Mặt Trời ''hiền lành'' thì thường nhận thấy xụ hướng yêu hoà bình của con người và những mối quan tâm và sức lực của họ hướng vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần.

Đã có thời vấn đề ảnh hưởng của hoạt động Mặt Trời đến tồn số các tai nạn và chấn thương trong giao thông và sản xuất đã gây ra những cuộc tranh luận kịch liệt, ảnh hưởng này đã được Chigiepxki phát hiện ra từ năm 1928 rồi tới thập kỷ 50 được R. Roitơ à K. Vecnơ ở Cộng hoà liên bang Đức nghiên cứu. Sau khi phân lịch số liệu của khoảng 100.000 tai nạn ô tô, các nhờ khoa học Đức đã xác định rằng số các trường hợp tai nạn tăng lên cùng với sự gia tăng hoạt động của Mặt Trời, nhất là vào ngày thứ hai sau các vụ nổ (bùng sáng)Mặt Trời.

Hoạt động Mặt Trời không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của con người mà còn đến cả các sinh vật khác. Chẳng hạn, nhà côn trùng học nổi tiếng N. X. Secbinxki (Nga) vào những năm 1930 đã để ý thấy rằng các đợt di cư hàng loạt của châu chấu lặp lại theo chu kỳ l1 năm. Nhà động vật học người Mỹ S. Entơn sau khi phân tích số liệu về nguyên liệu da của loài thỏ Canađa trong 100 năm đã phát hiện ra rằng các chu kỳ tăng bột phát số lượng loài động vật này thường rơi đúng vào thời kỳ cực tiểu trong chu kỳ hoạt động của Mặt Trời.

Mối liên hệ giữa các hiện tượng trên Mặt Trời và trên Trái Đất thường được xác định trên cơ sở hoặc là chúng diễn ra đồng thời, hoặc là nhịp độ của chúng trùng nhau. Tuy nhiên chất có thế thì vẫn chưa đủ để dự đoán một hiện tượng nào đó trên Trái Đất tuỳ theo mức độ hoạt động của Mặt Trời. Chỉ có hiểu biết tất cả các quá trình tạo nên cái chuỗi phức tạp của các liên hệ qua lại trong hệ thống Mặt Trời - Trái Đất mới có thể đoán trước được một sự kiện cụ thể.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/492-02-633332385725781250/Mat-Troi-va-sinh-quyen-cua-Trai-Dat/Nhung-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận