CÁC UFO KHÔNG LÍ GIẢI ĐƯỢC
Nhưng dẫu sao vẫn có một số thông báo cho đến giờ vẫn không “giải mã” được. Các trường hợp kinh điển này thường được kể lại trong đa số các cuốn sách viết về UFO. Lấy ví dụ trong cuốn “Sự sống ngoài Trái Đất” của Gi. -C. Ribơ và G. Mônê có bình luận một vài trường hợp trong báo cáo của Conđơn: ''Chiếc máy bay phản lực RB- 47 của không quân Mỹ được trang bị hệ thống triệt phá điện tử vô tuyến, với đội bay gồm 6 sĩ quân đêm 17-7-1957 đã bay bám theo một UFO trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, đi được một hành trình 1300 km từ bang Mixixipi đến bang Ôklahôma, qua các bang Luidiana và Têchxat. Có những lúc các thành viên đội bay nhìn thấy vật thể đó như một nguồn sáng rực. Nó đã được các trạm ra đa mặt đất và hệ thống triệt phá điện tử vô tuyến trên máy bay RB-47 nắm bắt. Trường hợp này đặc biệt kỳ lạ vì sự xuất hiện và biến mất của vật thể đã được theo dõi bằng ba phương pháp khác hẳn nhau về tính chất vật lý: rằng mắt thường, rađa và hệ thống triệt phá điện tử vô tuyến. Điều cũng kỳ lạ là các động tác co động của vật thể diễn ra với tốc độ vượt ra ngoài khuôn khổ những gì mà đội bay vẫn thường gặp.
Cũng trong cuốn sách đó còn mô tả một hiện tượng khác, cũng trích dẫn từ báo cáo Cônđơn, xảy ra vào đêm 13 rạng ngày 14-8- 1956 ở Lâykenhit (Anh): ''ít nhất có một UFO đã được các rađa kiểm soát diều phối của hai trạm phòng không Anh Mỹ định vị. Đồng thời nó cũng được nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là một vật thể tròn màu trắng di chuyển nhanh và bất ngờ thay đổi hướng bay. Một máy bay tiêm kích của không quân đã định bắt sống nó. Rađa kiểm soát dẫn máy bay tiêm kích bay tới UFO. Phi công thông báo là mục tiêu hiện rõ trong màn hình ra đa trên máy bay và anh ta chuẩn bị khai hoả. Bỗng UFO làm một vòng lượn vòng lại và “bám đuôi” máy bay. Phi công đã dùng một cách để bứt đuôi mà không được. Kết quả là chiếc máy bay tiêm kích phải trở về căn cứ vì hết nhiên liệu. Thời tiết đêm đó quang đãng, tầm nhìn tốt''.
Nhiều trường hợp tương tự cũng không tìm được lời giải đáp thoả đáng. Sự mô tả các trường hợp này thường mắc nhiều thiếu sót gây khó khăn cho việc xác minh: không có kích thước góc và toạ độ thời gian chính xác, các điều kiện khí quyển, v.v
KINH DOANH VÀ ĐĨA BAY
Thị trấn nhỏ Rôtxoen (Roswell) (49000 dân) của nước Mỹ do sự hội tụ của nhiều tình huống mà đã trở thành một nơi vớ bẫm của ngành kỹ nghệ giải trí. Thông tin về sự rơi của các máy móc kỳ lạ ở vùng ngoại vi thị trấn và về việc tìm thấy di hài của các sinh vật giống người đã được các nhà kinh doanh nhạy bén khai thác có hiệu quả. Trong thị trấn có tới ba nhà bảo tàng. Ở đây thường xuyên tiến hành các liên hoan UFO, lôi cuốn về đây hơn 9 vạn du khách mỗi năm. Ở đây có đủ các loại đồ lưu niệm: búp bê hình những ''người Vũ Trụ'' (30 đô la một con), cốc vại , áo may ô, mũ (20-25 đôla)v.v...
Có thể mua một nắm đất ở nơi cỗ máy lạ rơi. Rẻ hơn thì có khoản chụp ảnh với ''người Vũ Trụ nhỏ bé'' (2,5 đô la) hoặc mua huy hiệu có một dòng chữ vỏn vẹn ''Tôi tin'' (2 đô la). Thu nhập hàng năm của' thị trấn nhờ hoạt động này lên tới hơn 5 triệu đôla.
Rôtxoen đã trở thành mỏ vàng của kỹ nghệ điện ảnh và sách báo. Những thước phim “ngày độc lập” của xưởng phim ''XX Century Fox'' dựa trên các sự kiện Rôtxoen chỉ trong hai tuần đầu trình chiếu đã đem lại 160 triệu đô la.
Vào thập kỷ 1970, sau khi vạch trần những hoạt động không mấy hay ho của một số quan chức cao cấp liên bang, đã sinh ra huyền thoại về việc chính phủ tìm mọi cách giấu nhẹm dấu vết những người hành tinh khác ghé thăm Trái Đất. Huyền thoại này được khai thác cho đến tận bây giờ, cốt làm tăng mối quan tâm vụ lợi đối với “những người hành tinh khác”
Nhà báo Nga N. Dupcôp (Zubkov) đã đến Rôtxoen và rút ra kết luận: ''...cuộc tranh đấu với một ngành kỹ nghệ đem lại hàng tỷ đô la một năm là vô vọng''.