TÌM KIẾM SỰ SỐNG TRONG HỆ MẶT TRỜI
Mặt Trăng là thiên thể duy nhất mà người Trái Đất đã có thể có mặt, và đất đá của nó đã được nghiên cứu kĩ lưỡng trong phòng thí nghiệm. Không có dấu vết sự sống hữu cơ nào được tìm thấy ở đó. Vốn đề ở chỗ là Mặt Trăng không và đã không bao giờ có khí quyển. Trường hấp dẫn yếu của nó không thể giữ nổi khí trên bề mặt. Cũng do nguyên nhân này mà trên Mặt Trăng không có đại dương, nó sẽ bốc hơi hết. Bề mặt không được bao bọc bởi khí quyển của Mặt Trăng ban ngày nóng tới 130oC, còn ban đêm lạnh tói – 170oC. Thêm vào đó bề mặt của Mặt Trăng xâm nhập dễ dàng bởi các tia tử ngoại và tia X nguy hại đối với sự sống của Mặt Trời mà Trái Đất được khí quyển bảo vệ tránh được. Nói chung trên bề mặt Mặt Trăng không có điều kiện cho sự sống. Thực ra dưới lớp trên cùng của đất nền, ở độ sâu lm dao động nhiệt độ hầu như không cảm thấy nữa: ở đó luôn luôn là khoảng -40oC. Nhưng đằng nào thì ở những điều kiện như vậy, sự sống không thể sinh sôi.
Các nhà du hành vũ trụ trên bề mặt không có sự sống của Mặt Trăng
Hành tinh bé nhỏ gần Mặt Trời nhất là Sao Thuỷ vẫn chưa có các nhà du hành Vũ Trụ ghé qua, chưa có trạm tự động nào đổ bộ xuống, nhưng loài người đã biết một số điều về nó nhờ các nghiên cứu từ Trái Đất và từ trạm thăm dò của Mỹ “Mariner-10” bay ngang qua gần Sao Thuỷ (năm l974 -1975). Điều kiện ở đó còn tồi tệ hơn ở Mặt Trăng: không có khí quyển và nhiệt độ bề mặt thay đổi từ -l70oC đến 450oC. Ở dưới đất nhiệt độ trung bình là 80oC và dĩ nhiên là càng xuống sâu thì nhiệt độ càng lớn.
Sao Kim cách đây không lâu còn được các nhà thiên văn coi là bản sao khá chính xác của Trái Đất thời trẻ. Người ta phỏng đoán xem cái gì được che lấp dưới tầng mây của nó: đại dương ấm, cây dương xỉ, khủng long? Nhưng hỡi ôi, vì ở gần Mặt Trời nên Sao Kim hoàn toàn không giống Trái Đất: áp suất khí quyển ở bề mặt hành tinh này lớn hơn ở Trái Đất 90 lần còn nhiệt độ thì cả ban ngày lẫn ban đêm là khoảng 460oC. Mặc dù một số thiết bị thăm dò tự động đã được thả xuống Sao Kim, nhưng chúng không thực hiện việc tìm kiếm sự sống: khó tưởng tượng được sự sống tồn tại trong những điều kiện như vậy. Phía trên bề mặt Sao Kim thì không nóng như vậy: ở độ cao 55 km thì áp suất và nhiệt độ giống như ở Trái Đất.
Nhưng khí quyển của Sao Kim lại cấu tạo từ khí cacbonic, thêm vào đó trong khí quyển các đám mây từ axit sunphuric bay lượn. Tóm lại đây cũng không phải là nơi thích hợp cho sự sống.
Sao Hoả được coi là hành tinh phù hợp với cuộc sống không phải là không có cơ sở. Mặc dù khí hậu ở đó rất khắc nghiệt (mùa hè ban ngày nhiệt độ là 0oC, ban đêm là - 80oC, còn mùa đông thì xuống đến l20oC). Tuy nhiên, điều đó không tồi tệ đến mức tuyệt vọng đối với sự sống: Ở Châu Nam Cực và trên đỉnh Himalaya vẫn có sự sống. Nhưng trên Sao Hoả có một vấn đề nữa: bầu khí quyển cực kỳ loãng, mật độ so với trên Trái Đất ít hơn 100 lần. Nó không cứu được bề mặt Sao Hoả khỏi các tia cực tím nguy hại từ Mặt Trời và cũng không để cho nước tồn tại ở thể lỏng. Trên Sao Hoả thì nước chỉ tồn tại ở thể khí và thể băng.Và nước có ở trên đó thật, ít ra cũng ở các chỏm cực của hành tinh. Do vậy người ta đã nóng lòng chờ đợi kết quả tìm kiếm sự sống trên Sao Hoả. Sự tìm kiếm này đã được thực hiện ngay sau cuộc hạ cánh an toàn đầu tiên lên Sao Hoả năm 1976 của các trạm tự động ''Viking-1 và -2''. Nhưng mọi người đã thất vọng: không phát hiện được sự sống trên đó. Thực ra đây mới là thí nghiệm đầu tiên. Sự tìm kiếm vẫn được tiếp tục.
Dấu vết các dòng nước trên Sao Hỏa cho thấy trước kia khí hậu hành tinh này thích hợp hơn cho sự sống
Các hành tinh khổng lồ. Khí hậu của Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương hoàn toàn phù hợp với quan niệm của chúng ta về điều kiện, tiện nghi
cho sự sống: rất lạnh, thành phần khí hậu kinh khủng (mêtan, amôniac, hyđrô, v.v. . .), không có bề mặt rắn mà chỉ có khí quyển đậm đặc và đại dương khí lỏng. . Tất cả những điều đó rất không giống với Trái Đất. Tuy nhiên ở thời kì xuất hiện sự sống. Trái Đất đã hoàn toàn khác so với ngày nay. Khí quyển của nó đã gần giống với khí quyển Sao Kim hoặc Sao Mộc, chỉ có điều ấm hơn. Chính vì vậy trong thòi gian tới sẽ tiến hành sự tìm kiếm các hợp chất hữu cơ trong khí quyển các hành tinh khổng lồ.
Các vệ tinh của hành tinh và các sao chổi. “Họ” các vệ tinh, tiểu hành tinh và nhân sao chổi rất đa dạng về thành phần. Trong đội ngũ đó, một vệ tinh rất lớn của Sao Thổ là Titan khí quyển nitơ đậm đặc, còn mặt khác lại có các tảng băng nhỏ nhân sao chổi mà phần lớn thời gian nằm ở ngoại vi xa xôi của hệ trời. Niềm hy vọng nghiêm túc phát hiện ra sự sống trên các vật thể này chưa bao giờ lóe lên mặc dù việc nghiên cứu các hợp chất hữu cơ trên đó là tiền thân của sự sống cũng rất thú vị. Thời gian gần đây vệ tinh của Sao Mộc Ơrôp đã thu hút sự quan tâm của các nhà sinh học vũ trụ (các chuyên gia về sự sống ngoài Trái Đất). Dưới vỏ băng của vệ tinh này phải có đại dương nước ở thể lỏng. Mà ở đâu có nước thì ở đó có sự sống.
Ở các thiên thạch rơi xuống Trái Đất đôi khi cũng phát hiện ra các phần tử hữu cơ phức tạp. Lúc đầu người ta hồ nghi rằng chúng lọt vào thiên thạch từ thổ nhưỡng Trái Đất, nhưng cho đến nay thì nguồn gốc ngoài Trái Đất của chúng đã hoàn toàn được chứng minh. Ví dụ thiên thạch Mochixon (Murchison) rơi xuống Ôxtrâylia năm 1972 đã được thu nhặt ngay sáng hôm sau. Trong vật chất của nó đã tìm thấy 16 axít amin – các ''viên gạch'' xây dựng cơ bản của prôtêin động vật và thực vật tuy nhiên chỉ có 5 trong số chúng tồn tại trong các sinh thể trên Trái Đất, còn l1 loài khác trên Trái Đất rất hiếm.
Đồng thời trong số các axít amin của thiên thạch Mơchixơn có mặt các phân tử trái và phải (đối xứng gương với nhau) với tỉ lệ bằng nhau trong khi đó ở các sinh thể trên Trái Đất thì chủ yếu là các phân tử trái. Ngoài ra trong các phân tử của thiên thạch có các đồng vị của cacbon 12C và 13C ở một tỷ lệ khác với trên Trái Đất. Điều đó đương nhiên chứng minh rằng các axít amin; cũng như guanin và ađênin, là những bộ phận cấu thành của các phân tử ADN và ARN, có thể được hình thành một cách độc lập trong Vũ Trụ. Như vậy nghĩa là trong hệ Mặt Trời không nơi nào ngoài Trái Đất sự sống được phát hiện. Các nhà bác học không đặt nhiều hy vọng vào điều đó: chắc rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng cũng không loại trừ khả năng rằng ở đâu đó sẽ tìm ra các dấu vết của sinh quyển đã chết. Ví dụ khí hậu Sao Hoả trong quá khứ dễ chịu hơn bây giờ. Sự sống ở đó đã có thể sinh sôi và tiến triển đến mức nhất định. Người ta hồ nghi rằng trong số các thiên thạch rơi xuống Trái Đất, một số là những mảnh vụn xa xưa của Sao Hoả. Ở một thiên thạch như vậy đã tìm thấy những dấu vết lạ có thể thuộc về vi khuẩn. Đó mới chỉ là kết quả sơ bộ, nhưng cũng gợi mối quan tâm tới Sao Hoả.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Mêtơrôđôt ngay từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đã nói ''Cho rằng Trái Đất là thế giới có người ở duy nhất trong không gian vô cùng vô tận thì thật là một điều vô lý hết sức, cũng giống như khẳng định rằng trên cánh đồng bao la chỉ có một bông lua mọc lên “. Việc phát hiện ra bản chất các hành tinh vào thế kỉ XVII ngay lập tức đã khơi dậy trong tâm trí các nhà khoa học ý nghĩ về khả năng tồn tại sự sống trên các hành tinh khác. Crixtian Huy ghen đã cho rằng sự sống tồn tại trên tất cả các hành tinh, hơn nữa ở đó phải có các sinh vật có trí tuệ , “có thể là không giống hệt như con người chúng ta, nhưng là các sinh vật sống hoặc các hình thức sinh thể nào đó có trí tuệ”. Một trăm năm sau, Emmanuen Kant trong cuốn “Lịch sử tự nhiên tổng quát và lý thuyết bầu trời'' đã viết rằng ''đa số các hành tinh chắc chắn là có người ở, còn các hành tinh không có người ở thì theo dòng thời gian sẽ có người ở. |