Tài liệu: Liên lạc với những nền văn minh ngoài Trái Đất

Tài liệu
Liên lạc với những nền văn minh ngoài Trái Đất

Nội dung

LIÊN LẠC VỚI NHỮNG NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT 

Đối với sự liên lạc vô tuyến (không dây) trên Trái Đất chủ yếu người ta dùng sóng. Chính vì vậy những nỗ lực chính bây giờ hướng đến sự tìm kiếm tín hiệu của những nền văn minh ngoài Trái Đất trong dải sóng vô tuyến. Nhưng chúng cũng được tiến hành cả ở những dải bức xạ khác. Trong 20 năm gần đây đã tiến hành một số thí nghiệm tìm kiếm tín hiệu lade trong dải quang học. Ưu điểm của liên lạc lade ở khoảng cách ngắn đã rõ: nó có khả năng thông qua cao, cho phép chuyển lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn. Ở khoảng cách xa tia lade khuếch tán và bị hấp thụ trong khí quyển, vì thế phải cho nó đi theo cáp sợi quang. Nhưng khoảng không Vũ Trụ cũng đủ trong suốt đối với liên lạc quang học. Đặc trưng thứ hai của lade là khả nong định hướng của tia cao lại trở thành nhược điểm đối với những người mong muốn chộp bắt được thông điệp vũ trụ của người khác.

Khi quan sát từ Trái Đất tín hiệu lade sẽ cho một vạch hẹp trong quang phổ sao mà quanh sau đó có máy phát lade của những nền văn minh ngoài Trái Đất. Do đó nhiệm vụ quy về việc tìm kiếm các ''sao-lade'' có các vạch bức xạ siêu hẹp. Chương trình tìm kiếm những ngôi sao như vậy được tiến hành trong Đài vật lý thiên văn đặc biệt của Viện hàn lâm khoa học Nga ở Bắc Capcadơ nhờ kính phản xạ 6 mét BTA. Ở đó đã triển khai tổ hợp thiết bị chuyên môn MANIYA, cho phép phát hiện sự biến đổi cực nhanh đến l0-7 giây của quang thông và các vạch phát xạ cực hẹp đến 10-6A . Vấn đề quan trọng là việc tìm kiếm tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái Đất được tiến hành đồng thòi với việc giải quyết các nhiệm vụ của ngành vật lý thiên văn ví dụ bức xạ của những ngôi sao nơtron và việc tìm kiếm các lỗ đen, nghĩa là không tách kính thiên văn khỏi các mục đích khoa học.

Cách đây không lâu các nhà thiên văn Achentina đã tham gia vào công việc này. Họ bắt đầu sự tìm kiếm các tín hiệu quang học nhờ kính thiên văn đường kính 2m ở tỉnh Xan Gioan gần dãy núi Anđét Achentina.

Điều quan trọng là kính thiên văn này có thể quan sát được những ngôi sao ở bán cầu nam của bầu trời. Còn một chương trình tìm kiếm tín hiệu lade nữa trong dải hồng ngoại được tiến hành ở Trường đại học tổng họp Caliphonia, ở Bơccơly (Berkeley). Để thực hiện chương trình này người ta đã sử dụng một trong những chiếc giương đường kính 1,7 m của giao thoa kế sao, đặt ở đài thiên văn Núi Uynxon. Chương trình này bao gồm cả việc nghiên cứu 300 ngôi sao gần Trái Đất và được rải ra trong một vài năm.

Tuy vậy hiện tại sóng vô tuyến được coi là hình thức liên lạc có triển vọng nhất. Các ăngten vô tuyến nhạy của Trái Đất có khả năng phát hiện ra nguồn phát truyền hình mạnh có Ôxtankinô trên các hành tinh của các ngôi sao lân cận. Kỹ thuật hiện đại cho phép thiết lập liên lạc với những người anh em cùng trí tuệ ở bất kì góc nào của Thiên Hà nếu như ta biết rằng họ ở đâu và định tiến hành đối thoại ở dải sóng nào. Biết đâu những cuộc đối thoại này đang được tiến hành, và chỉ còn việc vặn chỉnh (điều hưởng) các máy thu để nghe thấy họ?

Như vậy nghĩa là để tìm kiếm tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái Đất ngoài vấn đề kĩ thuật và tài chính cần phải giải quyết hai vấn đề nguyên tắc: hướng ăng ten vào điềm nào trên bầu trời, và điều hường máy thu ở tần số nào.

Vấn đề đầu tiên giải quyết dễ dàng: ăngten đã được hướng vào các ngôi sao gần nhất, giống như Mặt Trời với niềm hy vọng rằng bên cạnh chúng có các hành tinh giống như trái Đất. Vấn đề thứ hai có vẻ phức tạp hơn. Khi một người muốn bắt một đài phát thanh lạ bằng máy thu thanh gia đình thì anh ta chỉ có cách là ''lang thang'', sục khắp cả dải (băng) sóng. Nếu đài phát mạnh thì tìm nó rất dễ, còn nếu tín hiệu yếu thì cần chầm chậm chuyển từ sóng này đến sóng khác, chú ý lắng nghe tiếng ồn của nhiễu. Việc đó mất khá nhiều thời gian.

Tín hiệu được chờ mong từ Vũ Trụ yếu đến nỗi nếu chỉ vặn núm điều chỉnh của máy thu vẫn không thể bắt được nó. Trong những năm đầu tiên tìm kiếm tín hiệu từ các nền văn minh ngoài Trái Đất, các nhà bác học đã thử đoán xem có thể chờ đón việc truyền tín hiệu từ vũ trụ ở tần số nào. Họ đã suy luận như thế này: bất kì nhà thiên văn vô tuyến nào trong Thiên Hà cũng phải biết tần số này, có nghĩa đây phải là vạch bức xạ của một vật chất Vũ Trụ nào đó, tốt nhất là của chất phổ biến nhất, đó là hyđrô. Quả thực, hyđrô bức xạ yếu trên sóng có bước sóng 21 cm và thế là người ta đã quyết định điều hưởng ở bước sóng này. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/495-02-633332456983437500/Su-song-trong-Vu-Tru/Lien-lac-voi-nhung-ne...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận