NGÔN NGỮ CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH EM CÙNG TRÍ TUỆ
Nỗ lực thiết lập sự tiếp xúc vô tuyến với những người anh em cùng trí tuệ đã kéo dài quãng 40 năm. Và đã từ lâu rõ rằng vấn đề chính trong công việc này sẽ không phải là kĩ thuật phát và nhận tín hiệu mà là ngôn ngữ và nội dung thông báo. Rõ ràng là việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp phụ thuộc vào thông tin sơ bộ về người đối thoại: càng ít biết về anh ta thì ngôn ngữ càng cần tổng hợp nhiều bấy nhiêu. Sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào cả hình thức tiếp xúc nữa.
Kinh nghiệm giao tiếp của những nền văn minh khác nhau trên trái Đất (ví dụ của những người Châu Âu và thổ dân Châu Mỹ) đã chỉ ra rằng thậm chí ở đây sự giao tiếp còn phức tạp hơn nhiều. Vào thế kỉ XIX , nhà dân tộc học người Nga N. N. Miclukhô-Maclai, trong lúc dự định lập từ điển ngôn ngữ của thổ dân Papua (Châu Đại Dương), đã vấp phải những khó khăn rất lớn. Muốn biết chiếc lá được gọi là gì, ông đưa nó cho một vài thổ dân xem và thật đáng ngạc nhiên tà ông đã nghe được ở họ những tên gọi khác nhau.Sau đó ông mói hiểu rằng người thì nói “màu xanh”, người thứ hai lại nói ''bẩn'', “vô dụng”, vì chiếc lá được nhặt dưới đất lên, còn người thứ ba thì gọi tên cây của chiếc lá đó, v.v. . . Ngay trong trường hợp đơn giản nhất, này mà có vẻ cũng khó đạt được sự rõ ràng. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều với các khái niệm trừu tượng. '' Đối vói hàng loạt khái niệm nhà viễn du người Nga viết- tôi không làm sao nhận được các nghĩa phù hợp. Đê diễn tả khái niệm, thì cả sức tưởng tượng của tôi, các điệu bộ bằng mặt của tôi đều không đủ. Làm sao tôi có thể ví dụ diễn đạt khái niệm ''những giấc mơ'' hoặc “giấc ngủ”, làm sao có thể tìm ra từ chỉ khái niệm ''người bạn'', ''tình bạn''? Thậm chí ngay động từ ''nhìn thấy'' tôi cũng chỉ biết được sau ròng rã bốn tháng trời, còn đối với động từ “nghe thấy” thì không làm sao biết được''.
Giao tiếp với các nền văn minh khác không những chỉ là gắn với những khó khăn rất lớn mà có thể sẽ là công việc không dẫn tói kết quả nào. Vì cho tới tận ngày nay người ta vẫn chưa thể đọc được một số bài văn bằng các từ ngữ của Trái Đất - những thông điệp độc đáo từ xa xưa. Sẽ còn gặp khó khăn lớn hơn trong trường hơp là, nếu chúng ta vô tình nghe được một thông báo vô tuyến từ các thế gói khác mà họ dùng trong nội bộ, ví dụ một mẩu chương trình truyền hình hoặc đèn hiệu của hải đăng Vũ Trụ. Nhưng nếu ai đó gửi vào Vũ Trụ tín hiệu chuyên để tìm kiếm những người anh em cùng trí tuệ thì anh ta càng quan tâm đến sự đơn giản của ngôn ngữ, nghĩa là phải tạo ra một ngôn ngữ đặc biệt có thể hiểu được đối với bất kì sinh vật biết tư duy nào. Các nhà bác học gọi đó là nguyên tắc phản mật mã học (anticryptography, gốc chữ Hy Lạp: anti = phản đối lại; cryptos = bí ẩn, bí mật; grapho = viết).
NHỮNG NGÔN NGỮ NHÂN TẠO. Lịch sử của nó được bắt đầu từ ý đồ nghĩ ra ngôn ngữ tồng hợp cho con người. Kết quả của một trong những ý đồ đó là ngôn ngữ Esperantô, mà ngày nay vẫn được dùng. Tuy vậy thì dù kiểu này hay kiểu khác, cơ sở của những ngôn ngữ này vẫn là các ngôn ngữ châu Âu. Hanx Phroiđentan, giáo sư toán học của Trường đại học tổng hợp Utrêc (Utrecht), Hà Lan, quyết định tạo ra một ngôn ngữ dễ hiểu với tất cả mọi cá nhân không có cái gì chung với chúng ta trừ trí tuệ. Công việc được tiến hành vào những năm khi mà tất cả mọi người đều háo hức với việc phóng vệ tinh đầu tiên và với ý tưởng đầu tiên của Đrâycơ thu tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái Đất. Chính vì vậy Phroiđentan gọi ngôn ngữ của mình là lincos tức ngôn ngữ Vũ Trụ (từ tiếng La tinh linqua cosmica = ''ngôn ngữ Vũ Trụ'').
Ngôn ngữ Vũ Trụ lincos đơn giản và đơn nghĩa, nó không có các quy tắc ngoại lệ, các từ đồng nghĩa, v.v. . . Thêm vào đó ngôn ngữ này hoàn toàn độc lập đối với ngữ âm. Từ ngữ của ngôn ngữ này không ai và không bao giờ trong Vũ Trụ phát âm cả. Có thể mã hoá chúng ở bất kì hệ thống nào . . ví dụ trong hệ nhị phân và truyền vào Vũ Trụ bằng sóng vộ tuyến hoặc bằng phương pháp khác.
Phroiđentan đã soạn ra các bài học ngôn ngữ Vũ Trụ để qua chúng có thể bắt đầu thông điệp đầu tiên. Bài học đầu tiên chứa các khái niệm đơn giản về toán và lôgic. Nó được bắt đầu bằng dãy số tự nhiên được truyền đạt bằng một chuỗi của các xung (*, **, ***, v.v. . .). Sau đó là các dấu của số và khái niệm ''bằng nhau'': * = l , ** = 2. Mỗi một dấu được truyền đạt bằng một xung dạng đặc biệt. Sau đó là trình bày các phép toán số học: 1 + 2= 3. Bằng cách đó, người trao đổi thư từ chưa nhìn thấy mặt sẽ trải qua một khoá học toán và nắm được những khái niệm ''nhiều hơn'', ''ít hơn'', ''đúng'', “sai”, ''tăng'', ''giảm'', v.v. . .
NHỮNG THÔNG ĐIỆP VŨ TRỤ. Sau 40 năm qua con người đã tin chắc rằng bên cạnh Trái Đất không có các nền văn minh truyền thông tin bằng sóng vô tuyến. Và người Trái Đất quyết định tự gửi thông điệp cho những người anh em Vũ Trụ không nhìn thấy của mình. Vào thập kỷ 70 người ta đã gửi lên các vì sao các bức điện báo vô tuyến và các trạm thăm dò tự động có mang theo bưu phẩm thông điệp. Nội dung cua chúng là gì? ~ ~
Trước hết cần giải đáp câu hỏi là gửi thông báo ở dạng nào: ở dạng văn bản hay các bức tranh nghĩa là sử dụng các khái niệm hay hình ảnh. Người ta chưa muốn dùng ngôn ngữ Vũ Trụ lincos. Tất cả các thông điệp gửi vào Vũ Trụ băng sóng vô tuyến hoặc được chở trên các con tàu vũ trụ đều chứa các hình ảnh: tranh vẽ, phim dương bản (slide), âm thanh lời nói, âm nhạc. Văn bản ngắn chứa vài con số cần thiết để cho biết ''địa chỉ người gửi'': vị trí của hành tinh chúng ta trong Thiên Hà.
Ngày 16 tháng 12 năm 1974 từ đài thiên văn Arêxibô người ta đã gửi thông điệp theo hướng quần sao hình cầu M l3 trong chòm sao Lực Sĩ. Trong đó có gần một triệu ngôi sao giống như Mặt Trời, do đó hoàn toàn có khả năng là thông điệp sẽ được ai đó tiếp nhận. Thực ra tín hiệu truyền được tới đó chỉ sau 25000 năm nữa. Thông điệp gửi đi trên bước sóng 12,6 cm và chứa 1679 dấu hiệu. Những người trên Trái Đất hy vọng rằng những đồng nghiệp ngoài Trái Đất sẽ hiểu ra thông điệp là một khuôn hình 23 x 73.
Hiện nay những người Trái Đất chưa biết các phương pháp du hành mau chóng giữa các vì sao; chuyến bay đến ngôi sao gần nhất cũng chiếm hàng chục nghìn năm. Đối với con người con đường đi tới các vì sao hiện đang bị đóng cửa. Nhưng các máy móc tự động đã bay tới không gian giữa các vì sao: bốn trạm thăm dò Vù Trụ đã rời ranh giới của hệ Mặt Trời: đó là ''Pioneer -10, -l1'' được phóng lên năm 1972- 1973 và ' ''Voyager- l và -2'' được phóng lên năm 1977. Khi bay ngang qua các hành tinh phía ngoài chúng đã thắng được sức hút của Mặt Trời và hiện nay đang tiến sâu vào Thiên Hà. Vậy thì tội gì không gửi kèm theo chúng thông tin đến các thế giới khác? Biết đâu có cơ hội một khi nào đó chúng sẽ lọt vào tay những sinh vật có trí tuệ. Chính vì vậy mỗi con tàu thăm dò đều mang một thông điệp đặc biệt.
Bên trong các con tàu “Pioneer” người ta đặt các tấm kim loại không lớn, trên đó khắc ''danh thiếp'' của người Trái Đất. ''Danh thiếp'' vẽ hình hai người nam nữ trên nền viền hình con tàu Vũ Trụ để so sánh kích thước. Người đàn ông giơ tay chào mừng. Ở phía dưới có sơ đồ hệ Mặt Trời; đường cong vạch từ hành tinh thứ ba đến hình viền nhỏ của tàu “pioneer” chỉ quỹ đạo của đường bay. Ở phía trên bên trái khắc hình nguyên tử hyđrô hai lần. Vòng tròn chỉ quỹ đạo êlectron, còn gạch và chấm là hướng của spin (trục quay riêng) của êlectron và prôton. Ở hình vẽ bên phải spin của các hạt trùng nhau, còn ở bên trái chúng ngược nhau. Mỗi nhà vật lý (trong số đó có lẽ có cả các nhà vật lý ngoài Trái Đất) đều biết rằng khi các spin quay, nguyên tử hyđrô bức xạ xung vô tuyến với tần số 1420 MHZ , tức là với bước sóng 2l cm. Bước sóng và tần số này (thước đo thời gian) là các đơn vị của tất cả các khoảng cách và thời gian khác được chỉ trên hình vẽ.
Tấm kim loại ghi thông điệp gửi vào Vũ Trụ trên con tàu “Pioneer-10” rời hệ Mặt Trời
Thông tin quan trọng nhất được mã hoá trong ''ngôi sao nhỏ'' bên trái tâm. Đó là ''địa chỉ người gửi'' của chúng ta: ở giữa là Mặt Trời, còn các tia từ nó toả ra chỉ hướng và khoảng cách đến các ngọn ''hải đăng vô tuyến'' của Thiên Hà, là các punxa. Đây là những ngôi sao notron, quay rất nhanh và bức xạ các xung vô tuyến với chu kỳ xác định. Mỗi punxa có chu kỳ riêng của mình, được ghi dọc theo tia bằng mã nhị phân. Tất cả các nền văn minh phát triển đều phải biết các punxa này. Mà khi đã biết toạ độ của chúng trong Thiên Hà thì sẽ dễ dàng tìm ra vị trí của Mặt Trời. Tia nằm ngang dài nhất chỉ hướng và khoảng cách đến tâm Thiên Hà - ''thủ đô'' của ''đế chế sao'' của chúng ta.
Trong các con tàu “Voyager” có gửi đi hẳn những bưu kiện. Người ta đã gắn một hộp tròn bằng nhôm vào mỗi tàu trong chúng và đặt vào đó đĩa viđêo mạ vàng. Bản chỉ dẫn cách sử dụng đĩa viđêô (!) được vẽ trên nắp hộp.
Trên đĩa có l15 hình ảnh dạng slide (phim dương bản), trên đó thu thập các thông số khoa học quan trọng nhất, các cảnh tượng của Trái Đất, của các lục địa của nó, các phong cảnh khác nhau, các cảnh từ cuộc sống của động vật và con người, cấu tạo giải phẫu và cấu trúc sinh hoá của chúng, kể cả phân tử ADN.
Ngoài các hình ảnh trên đĩa còn ghi cả âm thanh: tiếng thì thầm của người mẹ và tiếng khóc của trẻ sơ sinh, tiếng chim hót, thú kêu (ví dụ “những bài hát” của cá heo), tiếng ồn của gió và mưa, tiếng ầm ầm của núi lửa và động đất tiếng lạo xạo của cát và thuỷ triều đại dương. Thậm chí có cả tiếng của nụ hôn mà những người tạo ra đĩa đã thể hiện rất tuyệt.
Lòi nói của loại người được thể hiện trên đĩa bằng những lời chào mừng ngắn bằng 58 ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới, đại ý là: ''chào các bạn!'' Phần đặc biệt của thông điệp là các thành tựu văn hoá âm nhạc thế giới. Trên đĩa ghi các tác phẩm của Bách , Môda (Mozart) , Bêtôven (Beethoven), các bản nhạc jazz của Lui Amxtrông (Louis Armstrong), ChacBeri ( Chuck Berry) và nhạc dân tộc của nhiều nước.
Liệu những người anh em cùng trí tuệ có nhận được thông điệp đó không, bây giờ rất khó nói. Trái Đất này rất nhỏ bé so với khoảng không vô bờ của Vũ Trụ.
Tuy vậy đây cũng chỉ là một trong những bước mà con người bắt đầu thực hiện để tìm kiếm sự sống và trí tuệ trong Vũ Trụ, và bấy giờ họ sẽ không dừng lại khi còn chưa tìm thấy chúng.
NHÀ HÁT CHO NGƯỜI TỪ HÀNH TINH KHÁC Người tạo ra ngôn ngữ nhân tạo lincos H. Phroiđentan đã tìm ra cách giải thích độc đáo những khái niệm phức tạp mang tính ''nhân văn'' thông qua những lớp Cảnh nho nhỏ. Ban đầu chúng hoàn toàn có tính chất toán học. Ví dụ, chủ điểm cuộc mạn đàm khả năng tư duy. Mở đầu cuộc đối thoại A nói với B: A B: 2+3 sẽ là bao nhiêu? BA: 2+3 = 5. AB: Đúng. Tiếp đến diễn ra một số cảnh đại loại như vậy. Sau đó xuất hiện nhân vật C. AB: 15 x 15 bằng bao nhiêu? BA: 15 x 15 = 220. AB: Không đúng. AC: 15 x 15 bằng bao nhiêu? C A: 15 x 15 = 225. A C: Đúng. C có trí tuệ hơn B. Trước sau gì thì người đối thoại cũng nhận ra rằng đây không phải là giờ học toán mà là một cảnh, một lớp diễn giải thích các hành động, các tình cảm, cảm xúc. Các thí nghiệm cho thấy rằng những sinh vật có trí tuệ (con người) có khả năng tự học ngôn ngữ lincos và hiểu được ý của thông tin. Đặc biệt là ở các nhà toán học khả năng đọc các thông điệp toán học là rất tốt. Với những thông tin có chủ điểm chung hơn thì có phức tạp hơn. Không biết thông tin đầu tiên đến với chúng ta từ thẩm sâu Vũ Trụ sẽ được viết bằng thứ tiếng nào ? |