Tài liệu: Osma Và Serendip

Tài liệu
Osma Và Serendip

Nội dung

OSMA VÀ SERENDIP 

Các quan sát được bắt đầu năm 1960 khi Phranxit Đrâycơ đã thử dùng ăngten 26m để thu nhận tín hiệu từ các sao  Ceti và   Eriđani. Công việc của ông được gọi là ''dự án Osma''. Các tín hiệu nhân tạo không phát hiện được nhưng công cuộc quan sát của Đrâycơ đã mở ra kỷ nguyên tìm kiếm tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái Đất. Lúc đầu công việc này được gọi bồng tên chung là: CETI (Communication with Extra Terrestrial Intelligents = Liên lạc với các sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất). Sau đó nó được gọi một cách thận trọng hơn là: SETI (Search of Extra Terrestrial Intelligents = Tìm kiếm các sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất), với hàm ý rằng trước khi thiết lập được mối liên lạc, cần phải tìm kiếm dù chỉ là những dấu vết hoạt động nào đó của những sinh vật có trí tuệ trong Vũ Trụ. Trong những năm qua ở các nước khác nhau, chủ yếu là ở Mỹ và Liên Xô, đã thực hiện hơn 60 năm thí nghiệm về việc tìm kiếm tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái Đất, nghiên cứu hàng nghìn ngôi sao ở các tần số khác nhau. Nhưng cho tới nay tín hiệu của các sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất vẫn chưa tìm thấy.

Chiến lược tìm kiếm trong thời gian này được thay đổi một cách đáng kể. Những công tác đầu tiên đơn thuần là chỉ lặp lại ý tưởng của Đrâycơ ở dạng mở rộng. Sau đó người ta nghiên cứu những ngôi sao khác ở các tần số khác, nhưng ngay sau đó người ta hiểu ra rằng chỉ có thề hy vọng vào thành công trong trường hợp nếu như có thể lắng nghe được toàn bộ bầu trời ở tất cả các tần số. Trong thời đại máy tính điện tử điều này có thể thực hiện được.

Năm 1992 Cục hàng không và Vũ Trụ của Mỹ (NASA) bắt đầu triển khai dự án SERENDIP (Search for Extra Terrestrial Radio Emission from Nearby Developed lntelltgent Populations = ''Tìm kiếm bức xạ vô tuyến ngoài Trái Đất từ các nền văn minh phát triển cao ở gần''). Dụ án dự định kéo dài l0 năm. Tham gia dự án có một số đài thiên văn của các nước khác nhau. Nhờ ăngten parabôn đường kính 34 m ở Gônđxtôn (Goldstone), bang Caliphonia, người ta đã tiến hành quan sát rộng khắp bầu trời, hết dải này đến dải khác. Hễ mà xuất hiện các tín hiệu khả nghi là các kính thiên văn lớn hơn ví dụ ăngten đường kính 64 m ở Packidơ (Parkes), Úc hoặc ăngten chậu 300 m ở Arêxibô trên đảo Puectô-Ricô đảm nhận việc nghiên cứu chi tiết.

Công việc được tiến hành song song với các quan sát khoa học hàng ngày. Nói một cách khác dù kính thiên văn vô tuyến nhận được tín hiệu bất kì từ đâu, SERENDIP thường xuyên phân tích ''mức độ trí tuệ của  tín hiệu: nhỡ đâu phát hiện ra một cái gì đó thú vị, giống như trong chuyện cổ tích quen thuộc.

Chiến lược mới trong việc tìm kiếm cũng được thực hiện. Lúc đầu kính thiên văn vô tuyến kích thước trung bình quan sát nhanh những dải bầu trời, quét đi quét lại nó nhiều lần. ''Cái nhìn'' của ăngten chuyển động lướt nhanh còn máy tính thì phân loại các thông số nhận được chọn ra trong số các nguồn đã thu được một vài nguồn đáng quan tâm nhất. Sau đó bằng chính ăngten đó chúng được nghiên cứu chi tiết hơn. Kính thiên văn ấn định ''cái nhìn'' trên từng nguồn trong chúng bằng cách đó tăng độ nhạy của mình. Tất nhiên, phần lớn các nguồn đều là giả: nhiễu rađa, tiếng ồn của chính máy thu, v.v. . . Nhưng một số nguồn được khẳng định và được ghi vào danh mục để nghiên cứu kĩ bằng các ăngten lớn nhất.

Đặc điểm đáng ngạc nhiên của dự  án SERENDIP là máy thu của nó có nhiều kênh: không gian Vũ Trụ được nghe không chỉ trên một tần số mà ngay một lúc hàng máy triệu tần số (!) phủ một dải rộng sóng vô tuyến. Nhưng năm trước đây việc tìm kiếm được tiến hành ở một tần số đã định được các nhà nghiên cứu chọn từ trước. Chiến lược này giống như việc đâm cá bằng đinh ba ở nơi nước đục. Người đâm cá cần phải đoán xem con cá ở thời điểm đó đang ở chỗ nào và lao đinh ba vào đó. Anh ta có nhiều cơ hội thành công không? Các máy thu của dự án SERENDTP trong nghĩa này thì giống như tấm lưới có mắt nhỏ được bủa rộng và không cho lọt qua một con cá nhỏ nào, hơn nữa kích thước của ''chiếc lưới'' nảy không ngừng lớn lên: trên ăngten ở Arêxibô có máy thu hoạt động với 4 triệu kênh, và trên một Ăngten mới đang trong quá trình chế tạo có 167 triệu kênh! Sau khi chế tạo xong những máy thu siêu kênh này, các nhà thiên văn vô tuyến lại hướng các ăngten của mình đến các vì sao gần hơn: bây giờ có thể lắng nghe hàng nghìn ngôi sao ở vùng ngoại vi Mặt Trời, trên hàng triệu tần số khác nhau.

Cần phải nhận thấy rằng các công việc khoa học không co ý nghĩa ứng dụng trực tiếp trong thục tế thì ở bất kì nước nào, sự tài trở cũng không được rộng rãi, nhất lại là các dự án nửa viển vông như dự án tìm những nền văn minh ngoài Trái Đất. Dự án SERENDIP năm 1994 đã bị đình chỉ: Thượng viện Mỹ không chịu chi 12 tỉ đô la cần thiết để tiếp tục công việc lấy lý do là ''những người anh em cùng trí tuệ sẽ không giúp giải quyết vấn đề tài chính của chúng ta”.

Nhưng đã có những người nhiệt tình lập ra hội ''Những người bạn của SERENDIP” để ủng hộ dự án, mà đứng đầu là nhà văn viễn tưởng nổi tiếng Athơ Clac (hơn nữa ông đã nhiều năm sống trên hòn đảo XriLanca, nghĩa là ở chính Sêrendip huyền thoại). Bây giờ cuộc tìm kiếm Vu Trụ đang được tiếp diễn: đã ghi dược hàng trăm tín hiệu khác thường và chúng sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn.  

SERENĐÍP LÀ GÌ?

Đề án đi tìm các nền văn minh ngoài Trái Đất được đặt tên hoàn toàn không ngẫu nhiên: nó được chọn từ câu chuyện cổ tích của Ba Tư ''Ba Hoàng tử từ hòn đảo Serenđip (Serendib)'' do Hôraxơ Oanpôlơ (Horace Walpole) kể lại năm 1754. Trong truyện kể về ba chàng trai con nhà danh giá, khi được nghe nói về một cô gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành sống ở một miền đất xa xôi nào đấy,đã quyết định đi tìm. Họ từ giã hòn đảo Serenđip của mình (về sau gọi là Xâylan và hiện nay là XriLanca) và đi du hành khắp thế giới. Trên đường đi họ gặp không ít các tình huống nan giải. Càng đi họ càng phát hiện ra những rều mới lạ và ly kỳ đến rỗi họ quên mất mục đích của chuyến đi. Câu chuyện cổ tích được phổ biến rộng rãi đến nỗi trong tiếng  Anh còn xuất hiện cả từ serendipity để chỉ một khả năng may mắn phát hiện những điều mới lạ một cách dễ dàng. Đặt cho đề án cái tên SERENDIP các nhà khoa học ngụ ý rằng tuy nếu sự trang bị những máy móc mới cho các kính viễn vọng vô tuyến lớn không dẫn đến sự phát hiện các sinh vật có trí tuệ thì ít nhất nó cũng giúp tìm ra những hiện tượng Vũ Trụ lý thú.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/495-02-633332457621875000/Su-song-trong-Vu-Tru/Osma-Va-Serendip.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận