Tài liệu: Sự tạo hạt

Tài liệu
Sự tạo hạt

Nội dung

SỰ TẠO HẠT

 

 

Thoạt nhìn, đĩa Mặt trời dường như đồng nhất. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn sẽ phát hiện trên đó những chi tiết lớn nhỏ. Ngay cả với một hình ảnh chất lượng không tốt lắm, cũng có thể thấy rõ toàn bộ quang cầu bao gồm những hạt nhỏ sáng (gọi chung là hạt) và những hạt là  những khoảng tối. Điều này giống như khi ta nhìn từ máy bay xuống đám mây. Kích thước các hạt không lớn so với Mặt Trời, bề ngang khoảng 1000-2000km, các đường khe giữa các hạt nhỏ hơn bề rộng chỉ chừng 300-600 km. Trên đĩa Mặt trời, cùng lúc có thể thấy được ước chừng một triệu hạt.

Cảnh tạo hạt không phải  là bức tranh tĩnh: Một số hạt biến mất, số khác lại xuất hiện. Mỗi hạt tồn tại không quá 10 phút. Điều này tựa như một thứ chất lỏng đang sôi trong một cái xoong. So sánh như vậy không phải là ngẫu nhiên, bởi vì quá trình vật lý bao trùm hai hiện tượng cũng chỉ là một. Đó là sự đối lưu: một khối vật chất nóng tải nhiệt nổi từ dưới lên, nở ra và đồng thời nguội đi.

Sự tạo hạt tạo nên một cái nền chung trên dó có thể quan sát thấy cả những đối tượng lớn hơn và tương phản hơn nhiều, đó là các vết tối và những đốm sáng của Mặt trời.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/462-02-633330682797576379/Co-the-nhin-thay-gi-tren-Mat-Troi/Su-tao-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận