Tài liệu: Thổ tinh - Những vành đai tráng lệ

Tài liệu
Thổ tinh - Những vành đai tráng lệ

Nội dung

THỔ TINH NHỮNG VÀNH ĐAI TRÁNG LỆ

 

Sao Thổ với con mắt thường là một ngôi sao cấp l . Nó sáng yếu hơn so với sao Kim, sao Mộc và sao Hoả. Ánh sáng của nó mờ, có màu trắng đục và chuyển động chậm chạp của nó trên bầu trời đã đem lại tiếng xấu cho nó. Những ai sinh ra bị sao Thổ chiếu mạng được coi là một dấu hiệu xấu. Người phương Tây gọi nó bằng tên của vị thần nông nghiệp trong thần thoại La Mã: thần Xatuyếcnơ (tiếng Anh: Saturn, tiếng Pháp: Saturne). Người T xưa thì gọi nó là Trấn tinh.

Qua kính thiên văn trung bình chúng ta sẽ thấy sao Thổ có hình cầu bẹt, bẹt hơn

Sao thổ nhìn từ tàu “Voyager”

cả sao Mộc. Trên bề mặt hành tinh này hiện lên các dải song song với xích đạo và không rõ nét bằng ở sao Mộc. Trong các dải đó có thể nhìn thấy vô số chi tiết, tuy không sáng rõ lắm, mà dựa vào đó Uyliam Hecsen đã xác định chu kỳ xoay quanh trục của sao Thồ. Hoá ra sao Thổ có vòng xoay rất ngắn, chỉ có l0 giờ 16 phút. Thỉnh thoảng trên đĩa hành tinh lại xuất hiện những chi tiết rõ hơn. Chẳng hạn vào tháng 2- l876 ở xích đạo sao Thổ xuất hiện một vết trắng lớn di chuyển với chu kỳ vòng xoay là l0 giờ 14 phút. Sự khác biệt nhỏ này không nên gây ngạc nhiên: cũng như Mặt Trời và sao Mộc tốc độ quay của khí quyến sao Thổ ở vùng xích đạo nhanh hơn so với vùng gần cực.

Ấnh sáng vàng nhạt bề ngoài của sao Thồ khiến cho nó có vẻ rất khiêm tốn so vái người láng giềng của mình là sao Mộc. sao Thổ không có những đám mây quá sặc sỡ, tuy nhiên cấu trúc của bầu khí quyển cũng gần giống như thế. Cũng như sao Mộc, sao Thổ được hình thành phần lớn bởi khí hyđrô và hêli. Chỉ có điều tỷ lệ của khí hêli trong bầu khí quyển thấp hơn: nó phân bố đều trong toàn bộ khối hành tinh. Do lực hút nhỏ hơn nên khí quyển sao Thổ sâu hơn khí quyến sao Mộc. Có vẻ như sao Thổ có lớp trên cùng dày hơn là mây ti amôniăc màu sáng, khiến cho vẻ ngoài của nó kém ''sặc sỡ'' hơn và cũng ít dải sọc hơn.

Dọc theo đường xích đạo là dòng chảy khí quyển khổng lồ rộng hàng vạn km với vận tốc 500 m/s. Tuy các vệt lốc xoáy khí quyển trên sao Thổ nhỏ hơn so với Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc, nhưng người ta vẫn có thể phát hiện thấy những cơn gió bão của nó khi nhìn từ Trái Đất.

Phía dưới tầng khí quyển là đại dương của hyđrô phân tử hoá lỏng. Ở độ sâu khoảng một nửa bán kính của hành tinh, áp suất lên tói 3 triệu atmôtphe và khí hyđrô không thể tồn tại trong trạng thái phân tử được nữa. Nó trở thành kim loại tuy vẫn ở thể lỏng. Các dòng chảy của đại dương kim loại lỏng đó phát sinh ra từ trường rất mạnh. Ở giữa lòng hành tinh là một khối nhân (nặng gấp 20 khối lượng Trái Đất) bao gồm đá, sắt  và có thể cả băng nữa. Băng từ đâu xuất hiện ở tâm sao Thổ, khi mà nhiệt độ cao hon 1 vạn độ? Chúng ta đã biết đến dạng tinh thể của nước là băng thông thường khi nhiệt độ là 0oC trong điều kiện áp suất khí quyển bình thường, Các dạng tinh thể ''mềm mại'' hơn của amôniăc, mêtan, khí cácbonic cũng được các nhà khoa học gọi là băng. Ví dụ axit cacbonic rắn (băng khô được sử dụng trong các chương trình ca nhạc tạp kỹ) trong điều kiện bình thường lập tức chuyển sang thể khí, mà bỏ qua giai đoạn lỏng.

Tuy nhiên cùng một chất có thể tạo ra những mạng tinh thể khác nhau. Nếu nói riêng thì trong khoa học, người ta đã biết đến các dạng tinh thể của nước khác nhau không kém sự khác nhau của muội cát với kim cương có thành phần hoá học hệt nhau. Ví dụ: Băng mang tên băng VII  có khối lượng riêng gấp 2 lần so với băng bình thường và ở áp suất cao có thể đun nó cho tới vài trăm độ! Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi ở trong tòng sao Thổ trong điều kiện áp suất hàng triệu atmôtphe lại có băng từ hỗn hợp các tinh thể nước, mêtan và amôniăc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/478-02-633331535936093750/Tho-Tinh---Nhung-vanh-dai-trang-le/Tho-tin...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận