Tài liệu: Gia đình có vững bền không phải qua các khó khăn mới thấy được

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ những điều đã nói ở trên, ta rút ra kết luận: muốn tránh xích mích và xung đột trong gia đình
Gia đình có vững bền không phải qua các khó khăn mới thấy được

Nội dung

Gia đình có vững bền không
phải qua các khó khăn mới thấy được

Từ những điều đã nói ở trên, ta rút ra kết luận: muốn tránh xích mích và xung đột trong gia đình, ta phải tìm kiếm các sai lầm trước hết ngay trong bản thân ta, chứ đừng nghĩ rằng chỉ có ý kiến của ta mới là chân lý, các quan điểm của ta mới là duy nhất đúng.

Tất nhiên dễ nhất là đổ lỗi cho chồng (vợ) hoặc cho mẹ chồng (mẹ vợ). Nhưng “dễ nhất” không có nghĩa là bạn đã tìm ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề nảy sinh. Sau ngày cưới, G. và L. ở trong căn hộ của L. Tại đó, ngoài đôi vợ chồng trẻ, còn có cả mẹ anh. Đôi bạn trẻ cãi nhau luôn về nhiều chuyện vặt. Ví dụ G. bực tức khi L. đi uống bia với bạn bè và tiêu quá mất 10 curon. L. cãi lại viện lẽ rằng đối với một người kiếm được khá tiền thì sẽ quá hèn nếu không uống thêm một vại bia. Về phần mình, L. cũng có thể gây om sòm vì món thịt rán chưa chín hoặc vì sọt giác G. không chịu đổ ngay. Tất nhiên, bà mẹ L. can thiệp vào các vụ tranh cãi. Đôi khi bà can thiệp với những ý định tốt là dàn hoà cặp vợ chồng trẻ, nhưng đôi khi bà có thành kiến, G. và L. thì tin rằng mọi chuyện bất hoà giữa họ đều tại bà mẹ và chỉ cần họ sống tách riêng là mọi việc sẽ ổn.

Ba năm sau, họ chuyển đến một căn hộ tập thể, nhưng thật kỳ lạ, họ chẳng những không hết cãi nhau mà còn cãi nhau kích liệt hơn. Rõ ràng nguyên nhân cãi nhau là ở chính họ, chứ đâu phải bà mẹ L.

Quan hệ hài hoà giữa đôi vợ chồng trẻ có khả năng chống trả được những thử thách gay go nhất. Các bạn hãy lưu ý: người cho rằng mình có thể bắt người kia phải lưu ý mình lại thường bị thua và phải trả giá, mất đi sự thanh thản của chính mình. Người mắc chứng loạn thần kinh là những người tự phụ đến mức bệnh hoạn. Người hay tự ái và ích kỷ quan tâm trước hết tới các quyền của mình và họ luôn có cảm giác là các quyền ấy bị người khác vi phạm. Những ý tưởng ám ảnh ấy chẳng có gì nhưng với tình hình hiện thực trong gia đình và là nguyên nhân gây ra cãi cọ thường xuyên, với người xung quanh và cả với chính bản thân họ.

Mới gần đây thôi, các nhà tâm lý học còn cho rằng người có nhiều khả năng mắc chứng loạn thần kinh hơn, là người bị phụ thuộc vào chồng (vợ) mình, dù đó là phụ thuộc vật chất hay phụ thuộc tình cảm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng không phải như vậy. Một phụ nữ có con nhỏ, đồng thời còn đi làm, thường bị cuốn vào quỹ đạo những mối quan hệ cực kỳ đa dạng giữa các con người với nhau, đến nỗi đúng là người đó quên bẵng bản thân mình. Sống vì người khác, cô dường như mở tung cả hai vỏ của con sò “CÁI TÔI” và như vậy, cô cân bằng về tinh thần và miễn dịch đối với chứng loạn thần kinh. Ngược lại, một người đàn ông tự coi mình là một uy tín tuyệt đối ai cũng phải chiều, do đó tự phụ, và về mặt thực chất anh ta đóng chặt con sò “CÁI TÔI” lại. Rốt cuộc, anh ta dễ bị tổn thương và dễ mắc những căn bệnh tâm thần.

Không một gia đình hài hoà nào lại bị tổn hại khi sinh một đứa con. Ngược lại, sự xuất hiện đứa con càng gắn bó đôi vợ chồng trẻ, khiến hai người có trách nhiệm như nhau trong việc khắc phục khó khăn chung. Thực tế cho thấy, gia đình càng gắn bó hơn nhờ những sự việc xấu ở cơ quan vợ hoặc chồng (bị cúp tiền thưởng, kỷ luật, giáng chức...). Điều này không có gì lạ. Những chấn động sâu sắc ít khi là nguyên nhân phá vỡ gia đình nào có tình yêu ngự trị. Trong những tình huống như vậy, con người thường huy động mọi sức lực của mình để chống lại khó khăn, một việc mà nếu chỉ bất hoà và va chạm nhỏ trong sinh hoạt thì họ không làm. Đồng thời, chúng tôi cần nói trước cho các bạn trẻ rằng để thực hiện tốt những công việc không tên hàng ngày trong gia đình cũng cần lượng ý chí không kém so với đối phó một tình huống phức tạp hoặc thậm chí khủng hoảng. Một người vợ ngày này qua ngày khác suốt bao năm nấu thức ăn nhừ cho chồng bị loét dạ dày. Ta sẽ quá ngớ ngẩn khi hỏi cô rằng cô có yêu chồng không. Sự chăm sóc của cô đối vời người chồng bị bệnh là một câu trả lời hùng hồn nhất. Cũng sẽ ngớ ngẩn y như vậy nếu ta hỏi về tình cảm của người chồng biết rằng vợ mình không thể xách nặng, nên đã không e ngại dành mấy tiếng đồng hồ trong ngày nghỉ để mua hàng và xách về những cái túi thực phẩm dùng cho tuần lễ sắp tới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4305-02-633737404732541172/Nhung-van-de-tam-ly-cua-gia-dinh-tre/Gia-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận