GUINEA - VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI DA ĐEN
1. Nguồn gốc tên gọi
Guinea có tên đầy đủ là “Cộng hòa Guinea”, nằm ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương. Nguồn gốc của Guinea có nhiều cách giải thích khác nhau:
· Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đến Tây Phi đã men theo bờ biển đến nơi đây, do không biết đây là nơi nào đã hỏi một phụ nữ bản xứ và được trả lời: “Guinea, Guinea”. Theo tiếng Susu ở địa phương nghĩa là “tôi là phụ nữ”, nhưng người châu Âu lúc đó không hiểu, ngỡ nơi đây gọi là “Guinea”, từ đó tên gọi này được lưu truyền trở thành tên nước.
· “Guinea” có từ trong tiếng Berber là “Aguinaou” (màu đen) hay “Akal-n-iguinawen” (đất của người da đen), biểu thị cách xưng hô của người Berber ở Bắc Phi đối với người anh em da đen ở phía nam sa mạc, tương tự trong tiếng Ả Rập là “Sudan”. Về sau người Bồ Đào Nha dùng tên này gọi thành “Guinea”.
· Thời xa xưa, người Morocco gọi phía nam Senegal là “vùng đất sinh sống của người da đen”. Năm 1440, thực dân Bồ Đào Nha đặt chân lên bờ biển Tây Phi đặt tên chung cho một vùng rộng lớn từ Senegal đến Ghana là “Guinea”, tức “nước của người da đen”.
· Thế kỷ XV, thôn xóm Niger gọi là “Ginnie”, “Genna” hoặc “Juinie” đọc trại đi, tiếng Negro nghĩa là “đô thị”. Từ đó trở thành trung tâm của vương quốc người Phi. Vương quốc này năm 1481 lấy tên là “Ghenea” hay “Ginea”, từ đó đặt thành tên nước ngày nay.
· Do từ “yingnai” chuyển thành. Trong tiếng Susu, mang nghĩa là “ma quỉ”. Theo truyền thuyết, khi người bản xứ lần đầu tiên thấy được người Âu tóc dài mắt xanh, bèn gọi lớn “yingnai!”. Người châu Âu lầm tưởng là địa danh, từ đó “yingnai” chuyển thành “Guinea”.
· Do tên một phụ nữ là “Zhainei” chuyển thành. Theo truyền thuyết, khoảng thế kỷ X, hoàng đế Marohan, đế quốc Wajadu thống trị Tây Phi, có một cô công chúa tên là Zhainei, có chuyện gì quan trọng ông ta đều bàn bạc với con gái. Tuy nhiên khi không đạt được lời thỉnh cầu ban cho mình một mảnh đất, Zhainei liền dẫn một nhóm thiếu nữ đi về vùng Susu, phía nam đất nước, sinh sống, tự mình thành lập quốc gia riêng. Quốc gia này lấy tên của cô, về sau chuyển thành “Guinea”.
· Bắt nguồn từ một loại vải màu chàm. Thời xưa các thương nhân đế quốc Wajadu thường tới phía nam, dùng loại vải này đổi lấy vàng, người bản xứ gọi loại vải này là “Guinea”, mang nghĩa “màu chàm”, sau trở thành tên nước.
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, Guinea từng là bộ phận của vương quốc Ghana và Mali. Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đặt chân đến vùng duyên hải, năm 1895, toàn vùng trở thành thuộc địa của Pháp, một trong tám lãnh địa lớn của “Tây Phi thuộc Pháp”. Năm 1957, “Guinea thuộc Pháp” giành được vai trò nước Cộng hòa bán tự trị; ngày 2 tháng 10 năm 1958, tuyên cáo độc lập, thành lập “Cộng hòa Guinea”. Ngày 21 tháng 11 năm 1978, đổi tên thành “Cộng hòa Nhân dân Cách mạng Guinea”. Năm 1984, đổi tên như hiện nay.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Từ trái sang phải do ba hình chữ nhật đứng bằng nhau màu đỏ, vàng và lục hợp thành. Ba màu này là những màu truyền thống mà người dân châu Phi yêu thích, được gọi là màu Pan-Africa. Nhân dân Guinea coi ba màu này là biểu tượng của “Cần lao, Chính nghĩa, Đoàn kết”. Màu đỏ vừa tượng trưng cho máu đã đổ xuống của các liệt sĩ đấu tranh vì tự do, vừa tượng trưng cho sự hy sinh của những người lao động vì sự nghiệp kiến thiết đất nước; màu vàng tượng trưng cho ánh nắng và hoàng kim; màu lục tượng trưng cho mặt đất rộng lớn và thực vật của Tổ quốc. Cuối thế kỷ XIX, Guinea trở thành thuộc địa của Pháp, năm 1958 tuyên bố độc lập và chế định lá quốc kỳ này.
· Quốc huy
Quốc huy dạng tấm lá chắn hình chữ nhật màu vàng. Trên mặt tấm lá chắn có một khẩu súng và một thanh kiếm bắt chéo nhau. Đỉnh tấm lá chắn là một con chim bồ câu trắng đang sải cánh, mỏ ngậm cành ôliu. Phía dưới tấm lá chắn có dấu hiệu ba màu đỏ, vàng và lục giống như quốc kỳ. Phần đáy quốc huy là một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ tiếng Pháp “Lao động, Chính nghĩa, Đoàn kết”. Chủ đề của quốc huy biểu đạt nhân dân Guinea quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do Tổ quốc và yêu chuộng tự do hòa bình.
3. Quốc ca