CUỘC KHỞI NGHĨA HÀ LAN (1572-1609)
THỜI KỲ SƠ KHỞI (1572-1584)
Vua Philip II, dưới con mắt của người Hà Lan là một người nước ngoài. Ông ta không nói được ngôn ngữ bản xứ, được giáo dục ở Madrid chứ không phải ở Hà Lan, là một người Thiên chúa giáo thuần thành và một nhà lãnh đạo chuyên chế, chỉ có ý định phá vỡ sự tự trị của các Đất nước Vùng thấp để thiết lập một hệ thống chính quyền tập trung hơn nữa.
Chính sách này đã làm căm phẫn không những chỉ những người theo đạo Tin lành, trong số đó nhiều người đã di cư ra nước ngoài hơn là chịu bỏ đạo. Thành phố Emden đã trở thành nơi ẩn náu cho những người Tin lành Hà Lan di cư. Nó cũng làm căm phẫn giới quý tộc Hà Lan, vốn thấy vị trí của họ cũng bị đe dọa. Lời thỉnh cầu của giới này để duy trì những đặc quyền cũ của họ đã bị từ chối, và những người thỉnh cầu được đặt cho biệt danh là Geuzen (ăn mày), một cái tên mà những người Hà Lan nổi loạn sau này đã hãnh diện nhận lấy. Người chủ đất giàu có nhất ở Hà Lan là William of Orange đã rời xứ sở này để đến Nassau (Đức) và từ đây đã tổ chức những cuộc tấn công vào Hà Lan để gây tổn hại cho vua Tây Ban Nha nhóm trả đũa những điều bất công mà ông ta đã phải chịu.
Sự cai trị của Tây Ban Nha đối với Hà Lan kể từ năm 1567 đã dựa chủ yếu trên sức mạnh quân sự hơn hà trên luật pháp và truyền thống. Thống đốc Alva đã cai trị một cách tàn nhẫn, thành lập một Hội đồng về Rối loạn để xử tử đến 6.000 người. Chẳng bao lâu ông đã trở nên bị căm ghét nhất ở đất nước Hà Lan. Nhóm Geuzen bao gồm những người nghèo, những người tị nạn theo chủ nghĩa Can-vin, những quý tộc bất mãn và những phần tử tội phạm, đã dùng tàu thuyền để gây tổn hại cho người Tây Ban Nha. Năm 1572 một số thành phố ở Holland và Zeeland đã mở cổng cho họ và gia nhập vào cuộc nổi dậy. Người Tây Ban Nha đã bao vây Haarlem, thủ phủ của Holland và đội quân đồn trú tại đây đã bị sát hại. Đến khi người Tây Ban Nha tiếp tục bao vây Leiden thì nhóm Geuzen đã mở các cửa cống cho nước dâng lên, và người Tây Ban Nha phải rút lui. Người Tây Ban Nha đã thất bại trong việc tái thiết lập sự kiểm soát ở Holland; và nhóm nổi loạn đã theo tôn giáo Can-vin và năm 1575 đã thành lập Đại học Leiden, một trường đại học Can-vin.
Người Tây Ban Nha đã phản ứng bằng lực lương quân sự. Thống đốc Parma đã đến đây với một đội quân và bắt đầu kiểm soát các lãnh thổ phía Nam, với các ''đại biểu'' của các lãnh thổ này đã thành lập Liên minh Arras vào năm 1579, một dạng liên bang ủng hộ Thiên chúa giáo và ủng hộ người Tây Ban Nha. Còn những tỉnh nổi loạn còn lại thì hình thành Liên minh Utretch. Kể từ lúc này cuộc chiến tranh đã mở ra trên qui mô rộng lớn. Năm l584 Balthasar Gerald đã vì giải thưởng 25.000 curon mà ám sát hoàng tử William of Orange, vị thống đốc của, Hà Lan và là thủ lĩnh chính trị của nhóm người nổi đậy.
CUỘC TẤN CÔNG CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA
Quân đội của Tây Ban Nha vốn ưu việt với những trận chiến trên đất liền và có kinh nghiệm về bao vây, nên Bruges, Ypres và Gyhent đã thất thủ vào năm 1584, Brusseis và Antwerp thất thủ năm 1585. Antwerp đã bị cướp phá và hầu hết người dân đã di chuyển đến Amsterdam. Nhưng trên biển thì nhóm người nổi dậy lại chiếm ưu thế. Họ cũng bảo vệ được những thành phố ở các vùng thấp bằng cách chọc thủng các con đê cho nước tràn vào, buộc người Tây Ban Nha phải dồn lên mặt đê. Ở đó họ chỉ có hai cơn đường, hoặc là rút lui hoặc là đầu hàng.
Khi William bị ám sát, con trai của ông là Maurice còn quá nhỏ. Sự đe dọa quân sự của người Tây Ban Nha đòi hỏi Hà Lan phải có người có khả năng lãnh đạo quân đội, và nhân dân ở đây đã giao quyền thống đốc cho vua nước Pháp, rồi sau đó lại giao cho nữ hoàng Elizabeth của Anh, người đã khước từ quyền hạn đó và giao lại cho công tước Philip của vùng Leicesler. Trong khi bản thân vị công tước không hề đến Hà Lan, người Anh cũng đã chiến đấu ở đây để bảo vệ nền cộng hòa non trẻ của đất nước này.
HOÀNG TỬ MAURICE OF ORANGE
Người Tây Ban Nha đã cùng một lúc chiến đấu trên nhiều mặt trận. Họ đã dính líu vào cuộc nội chiến Pháp và chuẩn bị xâm lược nước Anh. Do tình hình người Tây Ban Nha không tập trung vào cuộc nổi dậy nên người Hà Lan có thời gian để tổ chức việc phòng thủ của họ. Tây Ban Nha luôn luôn thiếu tiền để chi phí cho quân đội của họ, sự kiện này đã giúp Hà Lan làm tiêu hao lực lượng của Tây Ban Nha. Năm 1600 Hà Lan đã lấy lại khu vực phía Bắc sông Rhine từ tay người Tây Ban Nha. Thế cờ quân sự đang ở tình trạng bế tắc: Tây Ban Nha kiểm soát vùng phía Nam Hà Lan, trong khi người Hà Lan chiếm giữ vùng phía Bắc.
Hoàng tử Maurice đã được đề cử làm thống đốc các tỉnh Holland và Zeeland vào năm 1585, và đến các năm 1590 và 1591 ông được cử làm thống đốc của những tỉnh còn lại. Ông ta đã được Johan Van Oldenbarneveld trợ giúp. Là người chỉ huy quân đội của Hà Lan, Maurice đã lấy được nhiều thành trì của người Tây Ban Nha: Nijmegen và Zutphen năm 1591; Steenwijk và Coevorden năm 1592; Groningen năm 1594; Oldenzaal, Enschede và Grol năm 1597. Với những chiến thuật học hỏi được của người Hy Lạp và người La Mã xưa kia, Maurice đã nhanh chóng nổi tiếng là một người lãnh đạo quân đội hàng đầu ở châu Âu.
Về mặt thực tế, Hà Lan đã được chia cắt thành hai phần: Cộng hòa Hà Lan bao gồm 7 tỉnh (Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland), và Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (bao gồm Flanders, Artois, Haunau, Namur, Liege, Limburg và Luxemburg). Năm 1609, một thỏa ước ngừng bắn đã được ký kết giữa người Hà Lan và người Tây Ban Nha, kéo dài trong vòng 12 năm, đã nhìn nhận sự độc lập của Hà Lan.
THỜI KỲ TỰ DO ĐẦU TIÊN (1650-1672)
Thống đốc William II (1647-1650) đã ra sức củng cố quyền lực của mình. Ông đã đưa quân đến chiếm Amsterdam, thành phố trù phú nhất. Nhưng cuộc tấn công bị thất bại vì trong khi quân đội của ông đang bị ngăn trở vì thời tiết xấu thì thành phố này đã được cảnh báo để phòng thủ. Khi thống đốc William II chết đột ngột vì bệnh đậu mùa thì vợ ông ta đang mang thai đứa con trai, người sẽ trở thành thống đốc William III.
Vị trí thống đốc thường được bầu ra, và mỗi tỉnh thường bầu một thống đốc riêng cho mình (thường thì một thống đốc cai quản vài tỉnh. hay toàn bộ lãnh thổ). Vùng Holland, vốn đóng góp tới 57% vào thu nhập của đất nước, đến năm 1650 đã quyết định không bầu ra một thống đốc nào cả (giai đoạn đầu tiên không có thống đốc, hay còn gọi là Kỷ nguyên Tự do). Năm 1563, Jan de Witt, quan nhiếp chính ở Dordrecht đã đề xuất chương trình Tự do Thực sự, một kế hoạch chính trị nhấn mạnh vào điểm hà đất nước không thực sự cần đến một người thống trị (thống đốc).
Năm 1651 nước Anh thông qua Đạo luật Hàng hải, trong đó qui định hàng hóa chỉ có thể chở đến đây bằng tàu của nước sản xuất ra loại hàng hóa đó hoặc bằng tàu của Anh. Đạo luật này đã đánh vào nền mậu dịch của Hà Lan, và nước Hà Lan, vốn là quốc gia dẫn đầu thế giới về mậu dịch của thời đó, đã thừa hiểu điều này. Thế là đạo luật này đã dẫn tới cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan đầu tiên trong lịch sử. Cuộc chiến này kéo dài từ năm 1652 đến 1654, trong đó người Anh đã tỏ ra thống thế. Khi Đan Mạch phải nhượng một phần Sound Levy cho Thụy Điển vào năm 1658, Cộng hòa Hà Lan đã nhận thấy nền mậu dịch của mình ở biển Baltic bị đe dọa và đã đưa chiến thuyền đến đánh người Thụy Điển và buộc họ phải nhượng trở lại vùng Sound Levy cho Đan Mạch.
Năm 1661 Cộng hòa Hà Lan đã ký một hiệp ước hòa bình với Bồ Đào Nha, công nhận rằng đất Brazil thuộc quyền sở hữu của nước này. Thời gian từ 1665 đến 1667 đã diễn ra cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan thứ hai. Năm 1667 Michiel Adriaansz de Ruyter của Hà Lan đã phá vỡ tuyến phòng thủ trên sông Thames và tiêu diệt hạm đội Anh đang thả neo tại Chatham. Trong Hiệp ước Hòa bình Breda, Hà Lan đã nhượng lại đất Tân Hà Lan (New York) cho nước Anh, và nước Anh thì nhượng lại vùng Suriname cho Hà Lan. Hiệp ước này xem ra đem lại phần lợi cho phía Hà Lan.
Trong khi đó nước Pháp lại gây áp lực trên phần đất Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, và vùng này tỏ ra bất lực không thể chống trả được. Nước Pháp, vốn trước kia là bạn đồng minh của Cộng hòa Hà Lan, đã ngày càng gia tăng sự đe dọa trên vùng đất này.
Kỷ nguyên tự do đầu tiên trong lịch sử Hà Lan còn được gọi là nửa sau của Thời kỳ Vàng son của Cộng hòa Hà Lan. Amsterdam trở nên thị trường hàng đầu của châu Âu. Nền hội họa của Hà Lan đã rất hưng thịnh, và đất nước này trở thành trung tâm của khoa nghiên cứu bản đồ và việc in ấn sách báo. Đến thập kỷ 1660 Hà Lan nhận thấy sự tốn kém nặng nề trong chính sách thực dân bành trướng của mình, và đã áp dụng một chính sách tiết chế. Khi Brazil và Đài Loan bị mất, việc phục hồi lại các thuộc địa này đã tỏ ra rất tốn kém.
CHÍNH QUYỀN CHUYÊN CHẾ CỦA WILLIAM III (1672-1702)
Năm 1672 đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Hà Lan với một liên minh bao gồm Pháp, Anh, Thụy Điển và các giám mục ở các vùng Cologne và Munster. Đội quân của Pháp gồm 120.000 người đã tiến vào đất nước này.
Trước đó mấy tháng Johan de Witt đã trao lại quyền chỉ huy quân đội cho William III. Quân Pháp tiến vào, băng qua sông Rhine, và người Hà Lan chỉ có thể ngăn chặn họ bằng cách làm ngập lụt vùng đất phía Đông. Hầu hết lãnh thổ của đất nước cộng hòa này đã bị quân thù chiếm đóng. Tuy nhiên, trên mặt trận đường thủy thì hạm đội của Hà Lan đã đánh thắng hạm đội phối hợp của Anh và Pháp.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa William III và dân chúng đã trở nên lỏng lẻo. Tháng 8 năm 1672 Johan de Witt đã bị quần chúng hành hình. Những thủ phạm không hề bị bất. Đội quân của liên minh thì lại không tạo thêm được chiến không quân sự nào nữa, nên nước Anh đã phải ký Hòa ước Westminster năm 1674, sau đó đến Cologne cũng ký hòa ước với Hà Lan. Năm 1678 Pháp ký Hòa ước Nijmegen. Theo bản hòa ước này Pháp phải rút lại các loại thuế má đã đặt ra trên đất Hà Lan.
Những hiệp ước hòa bình đã chấm dứt cuộc chiến tranh của liên minh. Hà Lan không bị mất phần lãnh thổ nào cả, và tình hình mậu dịch với Pháp đã phục hồi trở lại như trước. Tuy nhiên việc phòng thủ đã tỏ ra rất tốn kém. Thời kỳ Vàng son của Cộng Hòa Hà Lan đã hoàn toàn chấm dứt. Và nước Pháp tiếp tục đe dọa, không những chỉ Cộng hòa Hà Lan, mà còn đe dọa cả cán cân lực lượng ở châu Âu.
Dưới thời vua Louis XIV, nước Pháp đã có chính sách sát nhập các vùng lãnh thổ thuộc về Đế chế La Mã Thần thánh của nước Đức, đặc biệt là các vùng ở Hà Lan thuộc Tây Ban Nha mà nước này đã tỏ ra bất lực không thể bảo vệ được. William III bây giờ đã trở nên năng động về mặt ngoại giao, hình thành một khối liên minh các hoàng đế, bao gồm Tây Ban Nha, Thụy Điển và Cộng hòa Hà Lan vào năm 1681. Trong khi đó, ở nước Anh vua James II bị chống đối vì sự củng cố quyền lực của mình, đã rời bỏ đất nước vào năm 1688. William III là con rể của ông, đã được mời sang Anh để tấn phong làm hoàng đế nước Anh.
Anh đã gia nhập liên minh chống lại Pháp, và trong cuộc chiến tranh 9 năm (1688-1697) William III đã có thể ngăn chặn được tham vọng bá chủ châu Âu của Pháp. Hòa ước Ruswuk ký năm 1697 đã buộc Pháp phải trả lại các phần lãnh thổ sát nhập từ năm 1680.
William III qua đời vào năm 1702. Trong những năm cuối của vương quyền ông đã để hết tâm trí vào chính sách đối ngoại, và từ năm 1688 ông đã từ chức, do đó không thể củng cố vị trí của thống đốc ở Hà Lan, và ở một chừng mực nào đó đã lơ là với quyền lợi của đất nước.
KỶ NGUYÊN TỰ DO THỨ HAI (1702-1747)
Sau khi vua William III qua đời nhân dân Hà tan đã tuyên bố là họ không bầu ra một thống đốc khác nữa, tạo ra một thời kỳ thứ hai đất nước không có thống đốc. Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha đã chấm dứt vào năm 1714, và Hà Lan thuộc Tây Ban Nha đã thuộc về nước Áo. Những thành trì của Hà Lan thuộc Áo (Tournai, Meenen, Veurne, Dendermonde) đã do quân đội của Hà Lan đồn trú. Đến năm 1722 các tỉnh Drente và Overijssel đã bầu William Charles Hendrik Friso làm thống đốc. Ông cũng là thống đốc của vùng Groningen và Frieslarld.
Trái với kỷ nguyên tự do thứ nhất, kỷ nguyên thứ hai thiếu những người lãnh đạo thuyết phục được dân chúng. Những quan nhiếp chính, vốn làm nền tảng cho cuộc nổi dậy Hà Lan và cũng hà trụ cột của kỷ nguyên tự do này, đã trở nên bảo thủ và là vật cản đối với sự cải cách và tiến bộ. Mặc dù Hà Lan là một nước cộng hòa, chỉ có một số ít những thành phần ưu tú được quyền tham gia vào việc hình thành chính sách cho đất nước.
Năm 1747 quân đội Pháp đã xâm lược Hà Lan, bao vây một số khu vực của đất nước này.
CHÍNH QUYỀN CHUYÊN CHẾ CỦA WILLIAM IV VÀ V (1748-1787)
William IV vừa đủ tuổi trường thành vào năm 1729 và được chỉ định làm thống đốc bởi 4 tỉnh (Friesland, Groningen, Gelderland, Overijssel). Ông ta cưới con gái cửa vua nước Anh là George II vào năm 1734. Năm 1747 quân áo đã tấn công một số vùng ở Hà Lan để buộc Cộng hòa Hà Lan phải chấm dứt cuộc phong tỏa ở Antwerp. Tháng 5 năm 1748 William IV đã trở thành thống đốc của cả 7 tỉnh ở Hà Lan.
Mối đe dọa từ người Áo được giải quyết bằng con đường ngoại giao, và cuộc phong tỏa ở Antwerp vẫn tiếp tục. William IV qua đời năm 1751. Con của ông ta là William V lúc này vẫn còn nhỏ tuổi. Trong cuộc chiến tranh 7 năm nước Cộng hòa Hà Lan đã tuyên bố trung lập, một chính sách không được người Anh nhìn nhận và hàng trăm tàu buôn của Hà Lan đã bị Anh tịch thu. Những quan nhiếp chính dưới thời vị thống đốc nhỏ tuổi này rất yếu kém, không thể thu thuế và tiến hành những cuộc cải cách. Đến năm 1766 William V đã đủ tuổi trưởng thành, và năm 1767 ông đã lấy Wilhelmina của nước Phổ.
Trong khi các thuộc địa ở Bắc Mỹ chiến đấu cho sự độc lập của họ thì nhiều người theo chế độ dân chủ ở Hà Lan đã tỏ ra thông cảm với những người Mỹ. Vị thống đốc ở Hà Lan đã áp dụng chính sách trung lập, trong khi đó nước Anh lại tiếp tục quấy nhiễu các tàu buôn của Hà Lan. Tháng 12 năm 1780 Cộng hòa Hà Lan đã tuyên chiến với nước Anh. Năm 1781 người Anh đã chiếm St. Eustasius. Năm 1782 Cộng hòa Hà Lan chính thức công nhận Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm 1784 Hòa ước Paris được ký kết, trong đó Cộng hòa Hà Lan nhượng lại đất Negapatnam cho Anh và cho phép các tàu buôn của Anh đến Moluccas.
NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC
Năm 1781 tập sách mỏng Cho Nhân dân Hà Lan đã được lén lút xuất bản, trong đó có những kế hoạch chính trị của một nhóm người cải tiến gọi hà nhóm ái quốc. Năm 1785 đại biểu của Quân đoàn Tự do họp tại Utrecht, yêu cầu lập ra một hiến pháp mới. Năm 1785 nhóm ái quốc nấm quyền cai quản ở Utrecht. Tháng 5 năm 1787 Quân đoàn Tự do đã đánh bại các đội quân của thống đốc, và nhóm ái quốc đã nấm quyền kiểm soát Amsterdam và Rotterdam. Người ta đã tuyên bố Utrecht là thủ đô của Cộng hòa Hà Lan. Tuy nhiên 20.000 quân Phổ đã xâm lược Hà Lan vào ngày 13 tháng 9. Đội quân này gặp rất ít sự kháng cự và đã chiếm Amsterdam ngày 10 tháng 10, chấm cuộc Cách mạng ái quốc.
Năm 1788 Anh và Phổ đã ký một hiệp ước, đảm bảo cho hiến pháp cũ của Hà Lan. Các quan chức Hà Lan bị buộc phải thề phục vụ cho bản hiến pháp cũ này. Nhiều người yêu nước đã bỏ trốn sang Paris.