Sự thống nhất bởi Kory
Trong thập kỷ tiếp theo, đội quân của Wang Kn chiến đấu không ngừng với nước Hậu Paekche. Sau chiến thắng năm 930 đối với các Lực lượng Paekche ở vị trí ngày nay và Andong, miền Nam Hàn Quốc, Kory đã được Silla về hàng và tiến tới chinh phục Hậu Paekche năm 935. Sau thành tựu này, Wang Kn đã trở thành người thống nhất đất nước. Sau đó ông đã lấy một công chúa của Sil1a làm vợ và đối xử hào hiệp với giới quý tộc Silla. Wang Kn thành lập một hệ thống cai trị bao gồm cả phần còn lại của Hậu Ba Vương quốc - những phần còn lại sau gần 50 năm xung đột giữa các lực lượng của Kynhwn và Kungye - và tiến hành một cuộc thống nhất thực sự cho vùng bán đảo.
Đặt kinh đô ở Kaesng, thành phần quý tộc của triều đại Kory (918 - 1392) đã tạo ra một truyền thống cho giới quý tộc, tồn tại cho đến thời hiện đại. Những người quý tộc kết hợp giữa quyền lợi quý tộc và sức mạnh chính trị và đặt ra một hệ thống cha truyền con nối về địa vị xã hội. Điều này tạo ra một mô hình cho Triều Tiên, theo đó những người quý tộc được cấp đất đồng thời là những người có học. Vào thế kỷ thứ 13 đã hình thành hai nhóm người có ưu thế trong chính quyền: các quan chức dân sự và các quan chức quân đội.
Giới quý tộc Kory ngưỡng mộ nền văn minh Trung Hoa đời nhà Tống. Những đại biểu đi sứ và những nhà buôn đã mang vàng bạc và nhân sâm của Kory sang Trung Hoa để đổi lấy tơ lụa, đồ sứ và những bản sách in mộc bản của nhà Tống. Những đồ sứ quý giá của nhà Tống đã kích thích các nghệ nhân Kory sản xuất một loại đồ sứ men ngọc bích còn đẹp hơn thế. Với màu men xanh dương pha xanh lục và nghệ thuật dát hình trên đó (thường là hình hoa hoặc thú vật), những đồ sứ ngọc bích của Kory sau này đã có ảnh hương rất lớn đối với những thợ gốm người Nhật.
Trong thời kỳ Kory, đạo Phật cùng tồn tại với đạo Khổng, đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Những tu sĩ Phật giáo đã hệ thống hóa việc thực hành tôn giáo bằng cách chuyển những bản kinh Phật của Trung Hoa thành những bản sách in khổng lồ, gọi là Tripilaka, Bản in đầu tiên được hoàn thành năm l087, nhưng đã bị thất lạc. Một bản lần khác hoàn tất năm 1251 hiện nay vẫn còn lưu giữ tại chùa Haeinsa gần Taegu, miền Nam Triều Tiên. Sự chính xác cùng với những nét khắc chữ thanh tú của nó đã làm cho bản kinh này trở thành bản đẹp nhất trong số khoảng 20 Tripitaka ở miền Đông châu Á. Khoảng năm 1234, Kory cũng đã phát minh ra đời in bằng khuôn chữ bằng sắt tháo rời được, trước hai thế kỷ so với sự ứng dụng của châu Âu.
Thời kỳ cao điểm của văn hóa Kory lại trùng hợp với những rối loạn nội bộ và sự nổi dậy của người Mông Cổ mà lực lượng của họ đã quét sạch cả vùng Âu-Á vào thế kỷ thứ 13. Kory không phải là ngoại lệ. Lực lượng của Khubilai Khan đã xâm lược và đánh tan quân đội của Kory năm 1231, buộc chính quyền Kory phải rút lui đến đảo Kanghwa. Nhưng đến một cuộc xâm lược tàn bạo hơn vào năm 1254, trong đó vô số người chết và 200.000 người bị bắt sống, Kory đã phải chịu thua trước sự thống trị của Mông Cổ và các vua Kory phải lấy các công chúa Mông Cổ. Sau đó người Mông Cổ đã đưa hàng ngàn người Kory vào cuộc chiến đối phó với nạn xâm lược của người Nhật năm 1274 và 1281.
Khi nhà Minh của Trung Hoa đánh đổ người Mông Cổ triều đình Koly chia làm hai phe: phe theo nhà Minh và phe theo Mông Cổ. Hai vị tướng của Kory cùng mang quân đi đánh quân Minh ở bán đảo Liaodong, trong đó có một vị và Yi Sng-gye theo nhà Minh. Khi đến sông Yalu, Yi Sng-gye đột ngột quay trớ lại và chinh phục thủ đô Kory. Từ đó Yi Sng-gye trở thành người sáng lập một triều đại lâu đời nhất của Hàn Quốc, triều đại nhà Yi (1392 - 1910). Đất nước mới có tên là Choson, trở về với vương quốc Choson xưa kia. Kinh đô của nó được xây dựng tại Seoul.