Thuật ngữ
Bão nhiệt đới: Bão cường độ mạnh ở vùng nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương. Ở các nơi khác trên trái đất, loại bão này được gọi là bão biển.
Biên độ triều: Mức chênh lệch giữa mức triều cao nhất và mức triều thấp nhất. Ở Hàn Quốc, bờ biển phía tây có biên độ triều rất lớn trong khi bờ biển phía đông có biên độ triều rất nhỏ.
Công nghệ bền vững: Công nghệ ngày nay mang lại lợi ích cho con người mà không làm tổn hại đến môi trường cho các thế hệ trong tương lai.
Công nghệ nano: Vi công nghệ để thực hiện các chức năng đặc biệt.
Công nghệ sinh học: Công nghệ điều chỉnh các loài sinh vật tự nhiên vì lợi ích của con người, bao gồm cả việc lai tạo các loài động, thực vật (lai giống). Gần đây, công nghệ sinh học còn bao gồm cả việc biến đổi gen nhờ sử dụng công nghệ gen.
Công nghiệp hóa chất: Ngành sản xuất các hóa chất dùng trong nông nghiệp, dược phẩm, các khu vực kinh tế trong nước và ngoài nước.
Công nghiệp hóa: Quá trình trong đó một nước trở nên mang tính công nghiệp nhiều hơn về thực chất và thoát được ra khỏi nền kinh tế dựa trên ngành nông nghiệp hay ngành khai thác.
Công nghiệp nặng: Những ngành công nghiệp lớn, và thường và cơ bản, như ngành luyện kim, đóng tàu, xây dựng, cơ khí.
Cơ sở hạ tầng: Các tuyến giao thông, liên lạc cần thiết để một nền kinh tế hay một xã hội hoạt động có hiệu quả, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường điện, đường nước, điện thoại, cảng, sân bay...
Chaebol: Thuật ngữ tiếng Triều Tiên để chỉ một tập đoàn công nghiệp lớn và thường thuộc về một gia đình.
Chiến tranh lạnh: Cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa cộng sản (đứng đầu là Liên Xô) và nền dân chủ thị trường tự do tư bản chủ nghĩa (do Hoa Kỳ đứng đầu), kéo dài từ năm 1945 đến năm 1991.
Điện năng thủy điện: Điện năng được sản xuất ra khi dòng nước chảy qua tuabin.
Đô thị bạc: Là những nơi mà người về hưu ở Hàn Quốc đến hưởng thụ những năm cuối đời. Ở đó, họ có các tiện nghi sống và giải trí cần thiết như cửa hàng, trạm xá, sân gôn.
Đồng bãi ngập nước: Khu vực nằm trong một hệ thống sông mà có thể bị ngập lụt tự nhiên trong những giai đoạn nước sông dâng cao. Đồng bãi ngập nước thường nằm ở hạ lưu sông, là các vùng phẳng, rộng, có thổ nhưỡng màu mỡ do phù sa bồi đắp trong thời gian nước ngập.
GDP: Giá trị tính bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trong một năm, thường được tính theo đầu người (GDP tính theo đầu người).
GNI: Giá trị tính bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra cộng với thu nhập từ nước ngoài gửi về trong một năm, thường được tính theo đầu người (GNI tính theo đầu người).
Hàng tiêu dùng điện tử: Các sản phẩm điện tử như máy tính, camera, tivi, đầu DVD và CD cùng các đồ gia dụng khác mà người mua tiêu thụ rộng rãi.
Hang trong dung nham: Lỗ thoát hình ống qua đó nham thạch núi lửa phun trào lên mặt đất.
Hệ sinh thái. Môi trường sống với tất cả các loài động, thực vật sống trong đó. Hệ sinh thái có thể là một hồ nước trong công viên, một cánh rừng hay thậm chí toàn bộ trái đất.
Khai khẩn đất: Quá trình biến một vùng (thường là vùng đất lầy lội hay đất nông ven biển) thành đất sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, định cư hay các hoạt động kinh tế khác. Thông thường việc khai khẩn đất được tiến hành bằng cách tháo khô đất hay bồi lấp đất.
Khí hậu cận nhiệt đới: Là loại khí hậu mang tính nhiệt đới ở một phần trong năm hay hầu như cả năm. Các vùng có khí hậu cận nhiệt đới thường trồng các loại rau phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Khu phi quân sự: Khu vực được thiết lập năm 1953 giữa Nam và Bắc Triều Tiên, dọc theo ranh giới ngừng bắn, dài khoảng 248 km, rộng 4 km và được coi là vùng đệm giữa hai phía vũ trang đối lập.
Nón tro: Nón chứa nham thạch vụn xung quanh miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động.
Nước công nghiệp mới: Thuật ngữ được sử dụng để chỉ một số nền kinh tế xuất hiện trong những năm 1970 ở châu Á và Nam Mỹ có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh.
Ngành cần nhiều sức lao động: Ngành kinh tế hay hoạt động kinh tế trong đó lao động (nhân công) là nhân tố hết sức quan trọng. Thông thường, nhiều ngành bị phụ thuộc vào sức lao động nên có thể được gọi là ngành cần nhiều sức lao động.
Ngành cần nhiều vốn: Ngành kinh tế hay hoạt động kinh tế trong đó việc sử dụng máy móc, thiết bị là nhân tố cơ bản mà nó thường thay thế hoặc làm giảm nhu cầu về lao động. Ngành sản xuất ô tô, sử dụng các robot công nghệ cao để thực hiện công việc mà trước đây do một số người làm, là một ví dụ.
Ngành nghề địa phương: Ngành sản xuất quy mô nhỏ, sử dụng ít nhân công và ở mức địa phương. Thông thường, đây là các ngành nghề thủ công truyền thống như ngành gốm, giấy và dệt.
Ngành thủy sản: Ngành nuôi cá hoặc các thủy sản khác (như rong biển hay động vật giáp xác...) trong các ao nhân tạo hoặc trong các lồng lớn đặt chìm trong biển hay hồ
Người di cư: Người đi đến, hay đi khỏi, một vùng (quá trình di cư).
Người nhập cư: Thuật ngữ được sử dụng để mô tả người mới nhập cư (đi đến) vào một vùng mới (thường là một nước mới).
Qũy tiền tệ thế giới (IMF): Tổ chức quốc tế trợ giúp các chính phủ trong những giai đoạn bất ổn định kinh tế, hay “sốc” kinh tế, thông qua việc cung cấp các khoản vay kinh tế. Qũy tiền tệ thế giới có chức năng giúp kinh tế thế giới giữ được ổn định.
Sự nâng địa chất: Quá trình trong đó đất bị nâng lên do kết quả của các vận động, các quá trình địa chất diễn ra bên trong vỏ trái đất. Đó có thể là các hoạt động núi lửa hay là sự trượt của cá lớp thành tạo thành.
Thuần nhất: Đồng nhất hay rất giống nhau về bản chất. Ở Hàn Quốc, khái niệm này thường được áp dụng cho dân cư.
Vùng khí hậu ôn đới: Thuật ngữ chỉ đới khí hậu phân bố chủ yếu giữa các vĩ độ có khí hậu nhiệt đới và các vòng cực của trái đất. Trong vùng ôn đới, khí hậu có nhiều biến đổi lớn.