Tài liệu: Hang Ellora

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các hang ở Ellora nằm cách thành phố Aurangabad 30 km. Các hang này trở nên nổi tiếng vì được bàn tay thiên tài của các nhà điêu khắc đến từ Ajanta sáng tạo nên.
Hang Ellora

Nội dung

Hang Ellora

Các hang ở Ellora nằm cách thành phố Aurangabad 30 km. Các hang này trở nên nổi tiếng vì được bàn tay thiên tài của các nhà điêu khắc đến từ Ajanta sáng tạo nên. Quần thể các hang động này mang tính đa văn hóa, bởi các hang ở đây đã kết hợp được một cách nhuần nhị tài tình giữa Phật giáo, đạo Hindu và đạo Jain. Cát hang của Phật giáo xuất hiện ở đây trước tiên vào khoảng năm 2000 TCN cho đến năm 600 sau CN, tiếp đó là đạo Hindu (năm 500-900 sau CN) và đạo Jain (năm 800-1000 sau CN).

Vào cuối thế kỷ VII, Phật giáo đã vượt khỏi biên giới miền Trung Ấn. Có thể thấy rõ điều này qua các bức tranh trong hang, mô tả các sự phân hóa trong đức tính Phật giáo cùng với việc Hinayana dần dần nhường chỗ cho Mahayana. Các hang Phật giáo chủ yếu được dùng cho việc cầu nguyện, có cấu trúc đơn giản, hầu hết tối thiểu đều có một Stupa (cấu trúc nửa vòm).

Mahayana, một phương tiện truyền bá năng động hơn đã thay thế Stupa bằng một hình tượng Phật (Buddhapad), luôn luôn nằm ở chính giữa trong các gian phòng trọng yếu và được trang trí công phu là nơi ở và thờ phụng của các nhà truyền đạo (hòa thượng)

Hình tượng Đức phật được mô tả với những dấu hiệu cao quý, biểu trưng của các thần thánh (tổng cộng 32 biểu trưng). Các biểu trưng rõ nhất là tai dài, tay dài, nặc áo cà sa bó thân, tóc xoắn và một vầng hào quang trên đầu.

Các hang Phật giáo (Viharas) đơn giản tương phản với cái mộc mạc của hang Hindu giáo (Chaiyas). Đền Kailasa, được xếp là hang thứ 16 là một ngôi đền điển hình của đạo Hindu. Trong ngôi đền này có các bức chạm khắc nổi trên bề mặt vách đá núi dựng đứng. Kailasa, ngôi nhà của thần Shiva trong dãy núi Hymalaya, được thể hiện dưới dạng một ngôi đền ở hang số 16. Những bức chạm khắc ở đây được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc lớn nhất trên thế giới của thời kỳ đồ đá. Ngôi đền này được chạm khắc dưới triều Chalukya và Rashtrakuta, vào khoảng năm 760 sau CN. Ta có thể thấy rõ sự hồi sinh của Hindu giáo, qua vẻ trang nghiêm của tác phẩm điêu khắc này, cùng với kích thước và vẻ quyến rũ mà không một tác phẩm điêu khắc nào trên thế giới sánh nổi.

Ở các mặt bên của công trình kiến trúc này là hình các con voi được chạm khắc to như thật và chúng có vẻ nhỏ bé trước các vách đá dựng đứng, có kích thước lớn, cao khoảng 30 mét, trên các bức tường bên trong sân đền có các ô chạm trổ, mô tả các câu chuyện thần thoại và kinh thánh, chẳng hạn như sử thi Ramayana.

Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XVII, cùng với sự phát triển của Vương triều Mogul, đặc biệt là dưới triều Aurangzeb đã làm mất đi vẻ đẹp của nó. Ông gọi đền Kailasa và những bức chạm khắc của nó là “những hình tượng dị giáo”. Ngôi đền đã bị đập phá. Nhưng vẻ hùng vĩ của ngôi đền vẫn bất diệt. Trong khu vực này, một số đền thờ Hindu giáo thuộc thời kỳ này, được ngụy trang ở bên ngoài bằng lối kiến trúc điển hình của vương triều Mogul. Sở dĩ phải làm như vậy để tránh sự phá phách của những kẻ có ý định phá hủy những biểu tượng tôn giáo, hoặc thay thế, biến đổi các biểu tượng đó bằng những đền thờ tôn giáo riêng của họ. Ngôi đền và sân của nó ở Daulatabad là một ví dụ về sự biến đổi này. Tại đây các cột trụ của một ngôi đền đạo Jain bị cướp bóc đã được đem dùng để xây một thánh đường.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4055-02-633703701715850000/An-Do/Hang-Ellora.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận