Tài liệu: Iceland - Băng đảo, lục địa băng giá

Tài liệu
Iceland - Băng đảo, lục địa băng giá

Nội dung

ICELAND (BĂNG ĐẢO) - BĂNG ĐẢO, LỤC ĐỊA BĂNG GIÁ

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Iceland có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Iceland”, nằm trong hải vực Đại Tây Dương, tây bắc châu Âu. Lai lịch Iceland có nhiều cách nói khác nhau.

Tên nước có liên quan đến việc di dân. Năm 860, một người Na Uy có tên là Nadod do phạm tội giết người, không nơi trốn tránh, đành cùng với các thuộc hạ của mình đến quần đảo Faroe, lấy làm cơ sở để tiến hành cướp bóc trên biển. Một hôm, Nadod trên đường trở về quần đảo, gặp phải gió mạnh, đưa thuyền trôi ngày càng xa. Khi cơn bão đã dịu, trước mặt họ hiện ra một dải đất, Nadod cùng với các thuộc hạ lên bờ, bầu trời khi đó đang rơi tuyết, thế là họ đặt tên cho đảo này là “Iceland”, nghĩa là “Băng Đảo”. Trong cùng thời gian đó, cũng có một người Thụy Điển tên là Gada Slawason vì đi biển gặp bão nên trôi dạt tới nơi đây, ông ta tên bờ gọi là “mũi Đông”, cách chỗ Nadod khoảng 50 dặm Anh về phía nam. Về sau bọn họ tiếp tục đi về phía tây nam, đến khu vực núi lửa và cùng nhau trải qua mùa đông khắc nghiệt, mùa xuân năm sau họ trở về quê hương, trong lúc bận rộn chuẩn bị để trở về, họ lạc mất ba người ở trên đảo, trong đó có một người sống sót và trở thành cư dân đầu tiên của đảo. Hai năm sau đó, một người Na Uy tên là Fruki Vilgetason dẫn cả gia đình đem theo nông cụ, gia súc lên đảo sinh sống, dự định sinh sống lâu dài. Đàn gia súc được chăn thả tự do, còn họ thì đánh bắt cá. Tuy nhiên khi mùa đông kéo dài, đàn gia súc không có cái ăn mà chết, trời rất lạnh, đêm dài nên cuộc sống khó khăn. Mùa xuân sang, trước khi rời đảo này để trở về quê hương, nhìn thấy từng mảng băng trôi từ Bắc Băng Dương về phủ kín cả bờ biển phía tây, vì thấy đảo này không mang lại hạnh phúc cho mình nên họ đặt tên là “Băng Đảo”, từ đó đảo có tên như thế cho tới ngày nay.

Khoảng năm 870, quốc vương Na Uy bấy giờ là Harold Felhair thực hiện chế độ thống trị tàn bạo đối với thần dân của mình, người Na Uy không cam chịu, lần lượt đem theo gia đình chuyển cư đến hòn đảo này. Đương thời, ở Bắc Âu có hai nhóm hải tặc lớn, một từ bán đảo Scandinavian, và một từ Bắc Phi. Chúng rất hung bạo, ác độc, giết người cướp của, gây cho những người từ nơi khác đến đảo này tâm lí hoang mang lo sợ. Để giảm bớt và chống lại sự tấn công của hải tặc, một di dân nói: “Tôi có một kiến nghị, mọi người đều biết rằng phía bắc chúng ta có một đảo lớn, quanh năm tuyết phủ, gió thổi điên cuồng, đảo đó và đảo chúng ta đang sinh sống hiện vẫn chưa có tên chính thức. Chúng ta nên đặt tên cho đảo lớn đó là Greenland, mang nghĩa xanh tươi, và đặt tên cho đảo chúng ta là Iceland (băng đảo). Khi bọn cướp biển đến cướp bóc, dựa theo tên đảo, chúng nhất định chọn Greenland để đến trước. Khi chúng lên đảo xem xét, chỉ thấy bốn bề hoang vu, không một ngọn cỏ, chúng sẽ tự nhủ rằng “đã là đảo xanh rồi mà còn thê lương như thế, thì mảnh đất băng đảo đó càng không đáng để ý tới”. Mọi người rất đồng tình với ý kiến trên, thế là tên hai đảo có từ đó và lưu đến ngày nay.

Năm 870, người Na Uy bắt đầu lên đảo định cư, năm 930 thành lập Liên bang Iceland. Năm 1262, Iceland và Na Uy ký kết hiệp ước liên minh, Iceland thuộc về Na Uy. Năm 1380, Iceland và Na Uy đều do Đan Mạch thống trị. Năm 1904, Đan Mạch thừa nhận Iceland tự trị. Năm 1914 độc lập, ngày 17 tháng 6 năm 1944, thành lập nước “Cộng hòa Iceland”.

 

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

 

Nền cờ màu lam, trên đó có chữ thập màu trắng và màu đỏ; màu lam biểu thị đại dương, màu trắng biểu thị tuyết trắng. Hai màu lam và trắng là quốc sắc của Iceland. Vào thế kỷ XIV, Iceland và Na Uy cùng bị Đan Mạch thống trị. Chữ thập trên quốc kỳ là từ chữ thập trên quốc kỳ của Đan Mạch, phản ánh mối quan hệ giữa Iceland, Na Uy và Đan Mạch trong lịch sử. Năm 1913, lá quốc kỳ này ra đời, ngày 19 tháng 6 năm 1915, chính phủ ra quyết định được sử dụng trên đất liền và trên các thương thuyền chạy trên sông nội địa Iceland. Năm 1918, Đan Mạch thừa nhận nền độc lập của Iceland trên danh nghĩa. Năm 1919, thì quyết định sử dụng lá cờ này làm quốc kỳ. Năm 1944, Iceland thoát khỏi Đan Mạch và hoàn toàn độc lập, ngày 17 tháng 6, được chính thức quy định làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Iceland. Các quan chức chính phủ cao cấp của Iceland (như Ngoại trưởng) khi đi thăm nước ngoài, nơi tổ chức yến tiệc và những nơi diễn ra các hoạt động khác mà nước chủ nhà tổ chức đều treo lá quốc kỳ hình chữ nhật trên, còn xe hơi của quan chức và khách sạn nơi quan chức ở thì phải treo quốc kỳ kiểu đuôi én. Tổng thống dùng cờ Tổng thống, trên mặt lá cờ Tổng thống có quốc huy.

·        Quốc huy

Phần trung tâm hình tấm lá chắn, trên đó có quốc kỳ chữ thập phía trên nền màu lam. Trên tấm lá chắn là một con chim cắt trắng, lưỡi đỏ, vuốt vàng và một con rồng răng trắng, lưỡi đỏ, vuốt vàng, trán vàng. Bên trái tấm lá chắn là một con bò đen; bên phải là một ông lão đang đứng, ông lão thắt một đai lưng trang sức màu vàng, vai khoác áo cờ choàng, và vị thần canh giữ được miêu tả trong thần thoại Iceland.

3. Quốc ca

Thần Tổ quốc, thần Tổ quốc, tôi ngợi ca tên Người cao quí. Trong những năm tháng xa xưa, con cháu Người gắn vầng dương lên vương miện của Người. Đối với Người, một ngày là một nghìn năm một nghìn năm là một ngày. Ơi hoa cỏ vĩnh hằng, ngấn những giọt lệ thành kính, cung kính từ biệt nhân gian. Một nghìn năm Iceland, một nghìn năm Iceland, ơi hoa cỏ vĩnh hằng, ngấn những giọt lệ thành kính, cung kính từ biệt nhân gian.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387547317500000/Chau-Au/Iceland----Bang-dao-luc-dia-bang-g...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận