ĐỨC (GERMANY) – QUỐC GIA CỦA NHÂN DÂN
1. Nguồn gốc tên gọi
Đức có tên đầy đủ là “Cộng hòa Liên bang Đức”, nằm ở phần giữa châu Âu, tên quốc gia từ tên dân tộc Germany. Từ rất sớm một vài dân tộc đã dùng tên này, về sau hình thành tên gọi các chủng tộc thuộc ngữ hệ German.
Đức là dịch âm Hán ngữ từ “Đức Ý Chí”, nguyên văn tiếng Đức là “Deutschland”, trong tiếng Goths cổ nghĩa là “quốc gia của nhân dân”, “đất đai của nhân dân”. Người Gaulois trong đế quốc La Mã được gọi là “Germania”, tức mang nghĩa “vùng đất của người German”. German mang nhiều nghĩa như “dân cư”, “dân miền núi” hoặc “người trong rừng rậm”.
Năm 843, sau khi đế quốc Frank tan rã, vương quốc Đông Frank hợp thành từ các bộ tộc người German như Bavaria, Swamu, SakeXon..., hình thành nên quốc gia Đức đầu tiên. Năm 919, Công tước Sakeson là Henri I được bầu làm vua, kiến lập vương quốc Đức, năm này là tiêu chí đánh dấu sự ra đời của nước Đức trong lịch sử, tên gọi Đức được dùng đến nay. Năm 946, ở Đức hình thành đế quốc La Mã Thần thánh của các dân tộc Đức do các chư hầu cát cứ khắp nơi. Năm 1871, nước Đức lần đầu tiên thống nhất, thành lập đế quốc Đức. Sau Thế chiến II, phần phía tây do Anh, Mỹ, Pháp chiếm đóng hợp nhất, thành lập Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 20 tháng 9 năm 1949, phần phía đông do Liên Xô chiếm đóng thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức vào ngày 7 tháng 10 năm 1949. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, hai nước Đức chính thức tuyên bố thống nhất, nước Đức thống nhất sử dụng nguyên tên nước, quốc huy, quốc kì, tiền tệ và chế độ kinh tế chính trị của Liên bang Đức xưa.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Do ba hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang song song màu đen, đỏ và vàng hợp thành. Về lai lịch của màu cờ thì có nhiều cách giải thích khác nhau. Một thuyết cho rằng quốc kỳ của đế quốc La Mã cổ đại là lá cờ ba màu: đen, đỏ , vàng; khi đó các binh sĩ khoác áo hai mầu đỏ - vàng viền đen. Một thuyết khác cho rằng tượng các cuộc chiến tranh nông dân Đức ở thế kỷ XVI “Hội huynh đệ tân giáo” vùng Swabian nằm ở tây nam nước Đức, đã tiến hành khởi nghĩa. Sau này nó trở thành biểu tượng của sự thống nhất nước Đức. Năm 1848, khi giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng dân chủ đã dùng lá cờ ba màu này làm quốc kỳ. Năm 1871, khi thành lập đế quốc Đức, Bismarck đã đổi màu quốc kỳ thành ba màu đỏ, trắng và đen. Năm 1918 đế quốc Đức sụp đổ, nước cộng hòa Weimar đã khôi phục lá cờ ba màu đen, đỏ và vàng làm quốc kỳ. Năm 1933, Hitler lên cầm quyền, đế quốc đệ tam đã dùng biểu tượng chữ “thập ngoặc”, biểu tượng của đảng Nazi (quốc xã), làm quốc kỳ, năm 1945 bị bãi bỏ. Tháng 9 năm 1949, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức được thành lập và vẫn sử dụng lá cờ ba màu đen, đỏ và vàng. Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức tồn tại trong giai đoạn 1949 - 1990 cũng sử dụng lá cờ ba màu, nhưng vào năm 1959 đã thêm hình cây búa, com-pa, bông lúa mạch, v.v.,. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức và nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức thống nhất và vẫn tiếp tục sử dụng quốc kỳ của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Lá quốc kỳ ba màu được treo ở sân bay, khách sạn, yến hội và những nơi diễn ra các hoạt động khác. Bộ máy hình phủ Liên bang Đức và các sứ quán đóng tại nước ngoài treo quốc kỳ có hình chim ưng đen. Quốc kỳ hình vuông ba màu có thể treo ở trên xe hơi.
· Quốc huy
Hình tấm lá chắn màu vàng. Trên mặt tấm lá chắn có một con chim ưng đen, vuốt đỏ, mỏ đỏ, hai cánh dang rộng. Chim ưng là tượng trưng của sức mạnh và dũng khí. Việc dùng chim ưng làm biểu tượng có thể truy nguyên về thời đại đế quốc Charlemagn vào thế kỷ IX. Khi đó người ta đã dùng chim ưng làm biểu tượng của đế quốc. Khoảng năm 1100, Vương triều Hohenstaufen cũng dùng hình vẽ chim ưng làm biểu tượng của vương triều. Năm 1848, trước cuộc cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, quốc huy từ hình chim ưng một đầu đổi thành hình chim ưng hai đầu, tượng trưng cho sự tôn nghiêm của vương triều và đế quốc đương thời. Năm 1919, nước cộng hòa Weimar sử dụng chim ưng một đầu làm quốc huy. Thời kỳ Nazi (1933-1945) tiếp tục sử dụng hình vẽ chim ưng một đầu. Năm 1950, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức chế định lại, lấy chim ưng một đầu làm quốc huy và sử dụng đến ngày nay.
3. Quốc ca
Giành lấy thống nhất, độc lập, chủ quyền, thi gan vì đất nước! Chúng ta từ đây nỗ lực không mỏi mệt, một lòng gắn kết như anh em! Giành lấy thống nhất, độc lập, chủ quyền, đó là cội nguồn của hạnh phúc. (Coda) Ánh sáng hạnh phúc chiếu rọi Tổ quốc, phồn vinh giàu mạnh mãi tiến lên.