Tài liệu: Ba Lan - Quốc gia đồng bằng

Tài liệu
Ba Lan - Quốc gia đồng bằng

Nội dung

BA LAN (POLAND) – QUỐC GIA ĐỒNG BẰNG

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Ba Lan có tên đầy đủ là “Cộng hòa Ba Lan” nằm ở Trung Âu. Tên nước có nguồn gốc từ tên dân tộc.

Người Ba Lan thuộc chi phía tây người Slav, cư trú ở vùng đồng bằng giữa sông Visva và Odra, lấy canh tác, trồng trọt hoa màu làm nghề nghiệp chính, người German gọi là “polan”, về sau người ta lấy chữ phía sau ghép thêm chữ “- land” để xưng gọi gia của người Ba Lan.

Ba Lan nguyên từ chữ “polie” trong tiếng Slavs cổ, mang nghĩa là “đồng bằng” hay “đất canh tác”, vì họ là một bộ tộc sinh sống ở vùng đồng bằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tên Ba Lan mang nghĩa “quốc gia của nông dân” hay “quốc gia đồng bằng”.

Ba Lan được thành lập vào năm 965, thời cận đại từng bị Phổ (Prussia), Áo và Nga Sa hoàng phân cắt ba lần vào năm 1772, 1793 và 1795, đến sau Cách mạng tháng Mười Nga mới được độc lập. Tháng 9 năm 1939, Đức chiếm Ba Lan. Ngày 22 tháng 7 năm 1944, chính quyền nhân dân Ba Lan tuyên bố ra đời, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, Nghị viện thông qua quyết nghị đổi tên nước thành “Cộng hòa Ba Lan”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do hai hình chữ nhật màu trắng và màu đỏ bằng nhau nằm ngang tạo thành. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, thay cho chim ưng bạc; màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết. Hai màu trắng - đỏ có nguồn gốc từ màu trên quốc huy của vương quốc Ba Lan trong lịch sử. Tháng 11 năm 1918, khi thành lập nước Cộng hòa, giai cấp tư sản đã quyết định quốc kỳ của Ba Lan có hai màu trắng - đỏ. Tháng 7 năm 1952, chế định Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, hiến pháp đã một lần nữa xác nhận lá cờ hai màu trắng - đỏ là quốc kỳ. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, đổi tên thành nước Cộng hòa Ba Lan, quốc kỳ vẫn không thay đổi.

 

·        Quốc huy

Hình tấm lá chắn, trên mặt tấm lá chắn màu đỏ có một cơn chim ưng trắng đang dang rộng đôi cánh. Đầu chim ưng trắng đội một chiếc vương miện màu vàng. Đồ án này có thể ngược nguồn về thế kỷ VI sau CN. Theo truyền thuyết thì khi đó có một vị tù trưởng bộ lạc tên là Raihe, phát hiện một tổ chim ưng trắng rất đẹp ở trên đá núi Griezno ngày nay. Ông lấy nó làm biểu tượng và xây dựng ở đó một tòa thành, đặt tên là Gniezno. Sau đó tòa thành nhỏ này trở thành cái nôi của nền văn hóa dân tộc Ba Lan, là thủ đô đầu tiên của Ba Lan. Năm 1228, người ta lại phát hiện trên ngọc tỉ của Ba Lan có hình chim ưng trắng. Năm 1241, màu nền của quốc huy là màu đỏ, chim ưng màu trắng đầu đội vương miện vàng. Vương quốc Ba Lan sử dụng biểu tượng này cho đến năm 1795. Năm 1918, khi nước Cộng hòa tư sản thành lập, lại sử dụng đồ án này. Năm 1927, trên tấm lá chắn có nạm thêm viền vàng. Năm 1944, nhân dân Ba Lan được giải phóng khỏi phát xít Đức. Cùng năm đó, khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, vương miện trên đầu và viền vàng trên tấm lá chắn bị hủy bỏ. Ngày 29 tháng 12 năm 1989, đổi tên nước đồng thời thay đổi quốc huy, khôi phục đồ án chim ưng trắng đầu đội mũ miện. Chim ưng trắng tượng trưng cho tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Ba Lan.

3. Quốc ca

·        Chỉ cần chúng ta còn một hơi thở, Ba Lan quyết không bị diệt vong. Vung kiếm giết quân địch, để đất nước lại sáng. Tiến lên Donbrovski[1], từ Italia đến Ba Lan, dưới sự lãnh đạo của Người, quân dân đoàn kết gắn bó một lòng.

·        Vượt qua Vistul[2] và Varta[3] đi vào lòng Tổ quốc. Napoleon khiến cho chúng ta biết chiến thắng giành được như thế nào. Tiến lên Donbrovski, từ Italia đến Ba Lan, dưới sự lãnh đạo của Người, quân dân đoàn kết gắn bó một lòng.

·        Giống như Charniski[4] tiếrl về Poznan bị Thụy ĐIỂRI xâm chiếm, để cứu lấy Tổ quốc, chúng ta vượt biển trở về chiến đấu. Tiến lên Donbrovski, từ Italia đến Ba Lan, dưới sự lãnh đạo của Người,quân dân đoàn kết gắn bó một lòng.

·        Cha già nhỏ lệ bảo với con: Nghe này, tiếng trống trận đã vang lên, tiếng trống trận của người mình đã vang lên. Tiến lên Donbrovski, từ Italia đến Ba Lan, dưới sự lãnh đạo của Người, quân dân đoàn kết gắn bó một lòng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387540830156250/Chau-Au/Ba-Lan---Quoc-gia-dong-bang.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận