Tài liệu: Triều Tiên - Đất nước đón ánh mặt trời đầu tiên

Tài liệu
Triều Tiên - Đất nước đón ánh mặt trời đầu tiên

Nội dung

TRIỀU TIÊN - ĐẤT NƯỚC ĐÓN ÁNH MẶT TRỜI ĐẦU TIÊN

1. Nguồn gốc tên gọi

Triều Tiên có tên đầy đủ là “Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”, nằm ở đông bắc đại lục châu Á. Theo sử sách ghi chép, khoảng năm 1122 tr.CN, tổ chức quốc gia đầu tiên là Triều Tiên cổ được thành lập. Thế kỷ VII tr.CN, tên Triều Tiên (Choson) từng xuất hiện trong sử sách, nhưng không thấy giải thích cụ thể về tên gọi này. “Sử ký” và “Hán thư” của Trung Quốc chép: “Vũ Vương phong Kija đến Triều Tiên”. Sau đó , “Đông quốc dư địa thắng lãm” của Triều Tiên lại chép: “Triều Tiên: nước ở phía đông, đón nhận những tia nắng mặt trời đầu tiên, gọi tên là Triều Tiên”. Vương triều Kija và tiếp theo là lê trị của Triều Tiên (kiến lập năm 194 tr.CN) đều sử dụng tên Triều Tiên này.

Khoảng thế kỷ I, trên bán đảo Triều Tiên đã lần lượt xuất hiện ba nhà nước: Koguryo, Paekche, Silla; đến giữa thế kỷ VII, nhà Silla đã thống nhất bán đảo Triều Tiên. Năm 918, Wang Kon tự tuyên bố là quốc vương, nhà Koguryo đã thay thế nhà Silla, đổi tên nước thành “Koryo” (Cao Li), mang ý nghĩa chỉ núi cao sông đẹp. Trong lịch sử Triều Tiên, Koryo trở thành tên gọi quốc gia thống nhất tồn tại gần 500 năm. Năm 1392, tướng Yi Songgye đã giành lấy chính quyền, thành lập vương triều mới, lúc đó, vì giữa đế vương hai nước Trung - Triều đang tồn tại quan hệ phong kiến , Yi Songgye đã báo cho Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương về việc đổi quốc hiệu đẳng thời đề ra hai phương án để triều đình lựa chọn, thứ nhất là “Triều Tiên”, thứ hai là “Hòa Ninh”. “Triều Tiên” có nghĩa là “đất nước đón tia nắng mặt trời đầu tiên” (triều nhật tiên minh chi quốc độ). Chu Nguyên Chương đã chọn sử dụng tên gọi “Triều Tiên”. Từ đó, quốc hiệu Triều Tiên (Korea) đã thay thế quốc hiệu “Koryo” (Cao Li).

Để phân biệt với tên gọi Triều Tiên cũ giống thời xưa, sử sách gọi Yi Songgye là triều đại Yi. Chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra; nhà Thanh đại bại, đã ký kết “Điều ước Mã Quan”, thừa nhận Triều Tiên là nước hoàn toàn độc lập, phế bỏ quan hệ. Triều Tiên phải nạp cống cho triều đình nhà Thanh. Tháng 10 năm 1897, Lý Hy đăng cơ xưng đế, cải quốc hiệu thành “Đế quốc Đại Hàn”, gọi tắt “Đại Hàn” hoặc “Hàn Quốc”, nhưng chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn.

Tháng 8 năm 1910, Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Từ năm 1910 đến giữa tháng 8 năm 1945, hai cách gọi “Triều Tiên” và “Hàn Quốc” bị sử dụng lẫn lộn, và không có hàm nghĩa chính trị đặc biệt nào. Tháng 8 năm 1945, miền bắc độc lập, ngày 9 tháng 9 năm 1948, hội nghị nhân dân tối cao đầu tiên của Triều Tiên thông qua Hiến pháp đã tuyên bố thành lập nước “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2 : l. Giữa nền cờ là một mặt rộng màu đỏ, trên dưới là hai dải hẹp màu lam, giữa hai màu lam và màu đỏ được cách bởi một viền trắng nhỏ, lệch về phía bên cán cờ, trên nền đỏ, có một nền tròn màu trắng, giữa nền tròn là một ngôi sao đỏ năm cánh. Sao đỏ năm cánh tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hòa kế thừa toàn diện truyền thống cách mạng rực rỡ của cuộc đấu tranh cách mạng kháng Nhật, tượng trưng cho nhân dân Triều Tiên đi theo tư tường cách mạng của Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), phấn đấu tiến lên vì sự thống nhất độc lập của Tổ quốc và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mặt rộng màu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu và tinh thần yêu nước cao cả của các chiến sĩ trong công cuộc giải phóng Tổ quốc và vì tự do của nhân dân, nó còn tượng trưng cho cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân Triều Tiên vì thống nhất độc lập của Tổ quốc và thắng lợi của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Nền tròn màu trắng và hai đường trắng nhỏ tượng trưng Triều Tiên là một dân tộc đơn nhất. Màu lam tượng trưng cho chí hướng nhiệt thành của nhân dân Triều Tiên đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân với các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân toàn thế giới phấn đấu đến cùng cho nền hòa bình lâu dài của nhân loại. Quốc kỳ được chế định năm 1948.

 

·        Quốc huy

 

Hình bầu dục, ở trung tâm có một con đập lớn và một trạm phát điện, thác nước và cột điện cao áp. Phía trên hình trung tâm có một ngôi sao đỏ năm cánh chiếu sáng. Xung quanh hình trung tâm được bao bọc bởi các bông lúa buộc bằng một đại lụa đỏ, trên dải lụa đỏ có dòng chữ vàng bằng tiếng Triều Tiên “Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”. Ngôi sao năm cánh trên quốc huy tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hòa kế thừa toàn diện truyền thống cách mạng rực rỡ, đồng thời tượng trưng cho tinh thần một lòng trung thành đi theo tư tưởng cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim Nhật Thành, dũng mãnh tiến lên vì độc lập thống nhất của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Trạm thủy điện tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại lấy công nghiệp nặng và giai cấp lãnh đạo cách mạng – giai cấp công nhân làm nền tảng. Bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và nông dân, đồng minh của giai cấp công nhân. Dải lụa màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh vĩnh hằng bất khuất của nhân dân đoàn kết xung quanh lãnh tụ, đi theo tư tưởng và ý chí cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim Nhật Thành. Quốc huy được chế định năm 1948.

 

3. Quốc ca

·        Hãy nhìn ánh nắng ban mai chiếu khắp miền đất xinh đẹp giàu có, Tổ quốc giang sơn ba nghìn dặm, như tranh vẽ, năm nghìn năm lịch sử dài lâu. Nền văn hóa dân tộc huy hoàng, xán lạn nuôi dưỡng nhân dân vinh quang trưởng thành, chúng ta hãy anh dũng bảo vệ Tổ quốc, cống hiến toàn bộ sức lực. Cống hiến toàn bộ sức lực.

·        Học tập khí phách anh hùng của Bạch Đầu Sơn, phát huy tinh thần cần cù dũng cảm, vì chân lý chúng ta đoàn kết đấu tranh, qua gió mưa ý chí kiên cường. Dựng xây đất nước theo ý nguyện của nhân dân, sức mạnh vô biên như sóng biển tung trào, mong đất nước mãi mãi xán lạn chói ngời, mãi mãi phồn vinh hưng thịnh. Mãi mãi phồn vinh hưng thịnh.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386860634062500/Chau-A/Trieu-Tien---Dat-nuoc-don-anh-mat-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận