SINGAPORE - THÀNH SƯ TỬ KHÔNG CÓ SƯ TỬ
1. Nguồn gốc tên gọi
Singapore có tên đầy đủ là “Cộng hòa Singapore”, nằm ở phía nam bán đảo Mã Lai, do đảo Singapore và 54 đảo nhỏ phụ cận hợp thành. Tên nước vừa là tên thành phố, vừa là tên đảo; có nhiều nguồn gốc không giống nhau:
· Singapore mang nghĩa “thành sư tử”. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, Singapore là trung tâm giao dịch mang tên “Temasek”. “Temasek” dịch âm tiếng Mã Lai mang nghĩa “thành phố biển”; cũng có thuyết mang nghĩa “sông hồ”; thuyết khách lại cho rằng bắt nguồn trong tiếng Java, mang nghĩa là “nhôm”. Một số nguồn tin cho rằng, dãy núi Bukit Timar chủ yếu của Singapore đã sản xuất ra nhôm, vả lại trong bản đồ “Hàng hải” gọi Timar thành “Temasek”; lại có thuyết khác cho rằng mang nghĩa “cửa biển” hoặc “thành phố trên biển”, chỉ vùng đất này nằm ở eo biển Malacca. Singapore do tên cổ “Temasek” đổi thành như hiện nay bắt nguồn từ truyền thuyết. Theo ghi chép của cuốn “Mã Lai ký niên”: vào khoảng năm 1150, Hoàng tử Panna của vương quốc Sri Vijaya ở Sumatra đáp thuyền đến đảo này thấy một đầu thú đen, người dân ở đây nói cho anh ta biết đó là sư tử, Hoàng tử cho rằng đây là vùng đất may mắn nên đã quyết định xây dựng một thành phố ở đây đặt tên là “Singapura”, tức “Singapore”, mang nghĩa “thành sư tử”. Về sau, lấy tên thành phố này đặt tên cho cả quốc gia. Có người khảo cứu khu vực Đông Nam Á cho biết vùng này không hề có sư tử, do đó thuyết này không đáng tin.
· Singapore là phát âm của “thành sư tử” trong tiếng Phạn, do cư dân bản địa chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ sâu sắc, thích dùng tiếng Phạn làm tên đất, mà sư tử có đặc trưng dũng mãnh và khỏe khoắn, bèn lấy làm tên đất, sau trở thành tên nước.
Singapore nguyên là bộ phận của vương quốc Johor ở Mã Lai, năm 1824 trở thành thuộc địa của thực dân Anh, năm 1942 đến năm 1945, bị Nhật Bản chiếm đóng, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Anh quốc khôi phục địa vị thống trị ở đây. Tháng 9 năm 1963, cùng với Malaysia, Sarawak và Sabah hợp thành Malaysia. Ngày 9 tháng 8 năm 1965, rút khỏi Liên bang thành lập “Cộng hòa Singapore”.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Do hai hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang song song màu đỏ và trắng hợp thành. Góc trên bên trái lá cờ có một vành trăng non lưỡi liềm màu trắng và 5 ngôi sao năm cánh màu trắng. Màu đỏ biểu thị bốn biển đều là anh em và sự bình đẳng của mọi người, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và phẩm chất đẹp đẽ , trăng non lưỡi liềm tượng trưng quốc gia non trẻ này không ngừng phát triển đi lên, ngày càng đổi mới, 5 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho tư tường xây dựng dân chủ, hòa bình, tiến bộ, chính nghĩa và bình đẳng của đất nước này. Singapore vốn là một bộ phận của vương quốc Malaya Johore, sau trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Tháng 6 năm 1959, được tự trị nội bộ. Cùng năm đó, hội nghị lập pháp Singapore thông qua đồ án quốc kỳ này. Và tháng 12 năm 1989, quốc kỳ này được bắt đầu chính thức sử dụng khi vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Singapore lên nhậm chức.
· Quốc huy
Đồ án được chọn năm 1959. Ở trung tâm là một tấm khiên màu đỏ, trên mặt tấm khiên có một vầng trăng non lưỡi liềm trắng cong lên trên và 5 ngôi sao năm cánh màu trắng. Hàm nghĩa của chúng giống như của quốc kỳ. Bên trái là một con sư tử đỡ lấy tấm khiên, nó tượng trưng cho Singapore, vì trong tiếng Malaysia, Singapore có nghĩa là “tòa thành sư tử”. Bên phải là một con hổ, tượng trưng cho mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia trong lịch sử. Phía dưới tấm khiên là một dải trang trí màu lam, trên đó có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia, nghĩa là “Tiến lên, Singapore”.
3. Quốc ca
Nhân dân Singapore chúng ta hãy cùng dắt tay nhau tiến bước, tiến bước đến hạnh phúc. Chúng ta tràn đầy hy vọng nhìn thấy Singapore phồn vinh hưng thịnh! Chúng ta nhất trí đoàn kết lại với một tinh thần mới. Chúng ta hãy cùng chúc nguyện Singapore tiền đồ thênh thang. Singapore tiền đồ thênh thang.