Tài liệu: Myanmar - Vùng rừng núi xa xôi

Tài liệu
Myanmar - Vùng rừng núi xa xôi

Nội dung

MYANMAR (MIẾN ĐIỆN) - VÙNG RỪNG NÚI XA XÔI

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Myanmar có tên đầy đủ gọi là “Liên bang Myanmar”, nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, có hai cách giải thích về nguồn gốc tên nước này:

·        Tên gọi của Trung Quốc vào thời nhà Tống. Năm 1160, sứ giả nước này đến thăm Tống, nhà Tống thấy đường xa, núi non cách trở đã gọi nước này là “Miến” (ý chỉ sự “xa xôi”), và lại do tên gọi của dải rừng ở giữa biên giới 2 nước là “Điện”, hợp lại thành “Miến Điện” (ý chỉ vùng rừng núi xa xôi).

·        Bắt nguồn từ tên dân tộc, về sau trở thành tên nước. Dân tộc Myanmar chiếm 2/3 dân số toàn quốc, bản thân người Myanmar cho rằng nguồn gốc tên gọi của họ là kết hợp của “Myan” thêm vào hậu tố “mar” biểu thị sự tôn kính. Ở đây có ý “nhanh nhẹn” và “cường tráng”, còn nguồn gốc ngôn ngữ nước này có thể có liên quan đến tiếng Phạn của đạo Bà La Môn, trong Phật giáo từ này ý chỉ những người cư trú đầu tiên ở bản địa.

Ngoài ra, người Myanmar còn gọi nước mình là “Bumar” (ý chỉ người khỏe mạnh). Năm 1044, sau khi hình thành quốc gia thống nhất, đã trải qua ba vương triều phong kiến: Pagan, Toungoo và Konbaung. Từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh qua ba lần chiến tranh xâm lược đã dần dần chiếm lĩnh Myanmar, khiến Myanmar trở thành thuộc địa của Anh. Tháng 5 năm 1942, bị Nhật Bản xâm chiếm, năm 1945, lại bị Anh thống trị. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, tách khỏi liên bang Anh, tuyên bố độc lập, thành lập liên bang Myanmar; ngày 3 tháng. 1 năm 1974, đổi thành “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Myanmar”. Ngày 23 tháng 9 năm 1988, đổi tên nước thành “Liên bang Myanmar”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Nền cờ màu đỏ, góc trên bên trái lá cờ có một hình chữ nhật nhỏ màu lam sậm, trên đó là hình vẽ màu trắng. Hình vẽ trung tâm là hai bông lúa nước, xung quanh bông lúa là bánh răng có 14 răng, xung quanh bánh răng còn có 14 ngôi sao năm cánh. Bông lúa và bánh răng tượng trưng cho nông nghiệp và công nghiệp, 14 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho 14 tỉnh và bang của Liên bang Myanmar. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng lòng dũng cảm và quyết đoán, màu trắng tương trưng cho sự thuần khiết và đức tính tốt đẹp, màu lam sậm tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Quốc kỳ này được công bố trong Hội nghị nhân dân Myanmar lần thứ nhất năm 1974.

·        Quốc huy

Hình vẽ trung tâm là một hoa văn hình tròn gồm có bánh răng 14 răng và bản đồ nước Myanmar, bao quanh bởi vòng tròn bằng bông lúa vàng. Bánh răng tượng trưng cho công nghiệp, 14 răng tượng trưng cho 14 tỉnh và bang, bản đồ biểu thị hình dạng biên giới của Myanmar, bông lúa tượng trưng Myanmar là đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước là chính. Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu vàng cảnh giác canh gác. Myanmar là một quốc gia tín ngưỡng Phật giáo; trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự tốt lành, còn là hóa thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có một ngôi sao vàng năm cánh, tượng trưng cho độc lập của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí màu vàng, trên đó dòng chữ “Liên bang Myanmar” bằng tiếng Myanmar. Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974. Khi đó có dòng chữ trên dải trang trí phía dưới quốc huy là “nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Myanmar”. Ngày 23 tháng 9 năm 1988, đổi tên thành “Liên bang Myanmar”, tên nước trên quốc huy cũng thay đổi theo.

3. Quốc ca

Chúng ta mãi mãi yêu nồng nàn đất nước Myanmar cha mẹ. Chúng ta xả thân chiến đấu vì Liên bang, chúng ta có chủ quyền, chúng ta hiến thân vì Người, gánh vác trọng trách, đoàn kết nhất trí, bảo vệ vùng đất thiêng liêng này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386850938750000/Chau-A/Myanmar----Vung-rung-nui-xa-xoi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận