MALAYSIA (MÃ LAI) - ĐẤT NƯỚC CỦA NÚI NON
1. Nguồn gốc tên gọi
Malaysia nằm ở Đông Nam Á, do ba bộ phận Malaya, Sabah và Sarawak hợp thành, có nhiều cách giải thích về nguồn gốc tên gọi này:
· Lấy tiếng Mã Lai trong ngôn ngữ Dravidian sử dụng vào thời cổ Ấn Độ làm tên nước. Bán đảo này do núi Mã Lai tạo thành, về sau tên gọi bán đảo Mã Lai được sử dụng cho đến ngày nay. Hiện tên nước Malaysia do địa danh bán đảo Mã Lai và tiếp vị ngữ “ia” (mang nghĩa “nước”) có nghĩa là nước ở bán đảo Mã Lai hoặc nước có nhiều núi.
· Do lấy từ tên người Mã Lai và cư dân sinh sống ở khu vực Kalimantan và khu vực Mã Lai, mang nghĩa là “nước của những người Mã Lai”.
· Bắt nguồn trong tiếng Hy Lạp, mang nghĩa “vùng đất màu đen”; cũng có thuyết nói rằng bắt nguồn từ tên nước Majapahit thời trung cổ. Sarawak là tiếng đọc chệch từ “vịnh biển nhỏ” trong ngôn ngừ Malai, mang ý “vịnh biển vắng vẻ và hiểm trở”. Sabah trong ngôn ngữ địa phương mang nghĩa “đất chắn gió”, do vị trí nằm ở vĩ độ thấp, gió biển từ Thái Bình Dương và biển Đông khó thổi đến, tàu bè đi lại thường đến đây tránh gió, từ đó lấy tên là Sabah.
Malaysia và tên gốc của quần đảo Mã Lai tương đồng, nửa sau thế kỷ XIX bắt đầu là nơi chiếm đóng của thực dân phương Tây, tuy nhiên khái niệm chính trị quốc gia Malaysia chỉ xuất hiện vào khoảng những năm 1960. Malaysia vào đầu CN đã kiến lập nên những vương quốc Lanya, Hecha.., thế kỷ XV vương quốc Malacca hưng thịnh lên, sau bị Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Nhật xâm chiếm. Ngày 1 tháng 2 năm 1948, Malaysia thành lập liên bang. Ngày 31 tháng 8 năm 1957, tuyên bố độc lập. Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Malaya, Singapore tách khỏi bán đảo Mã Lai cùng với Sabak và Sarawak hợp thành “Liên bang Malaysia”.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Nền cờ do 14 dải sọc ngang màu đỏ và trắng xen kẽ nhau, góc trên bên trái phía cán cờ là hình chữ nhật màu lam, trên đó có một vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và một ngôi sao vàng 14 cánh nhọn. 14 sọc ngang màu đỏ và trắng xen kẽ nhau tượng trưng cho 13 bang và chính phủ của Malaysia; màu lam tượng trưng cho sự đoàn kết của nhân dân, đồng thời biểu thị mối quan hệ giữa Malaysia và liên bang Anh (quốc kỳ nước Anh có nền màu lam); trăng non lưỡi liềm tượng trưng Malaysia tín ngưỡng đạo Hồi; ngôi sao 14 cánh nhọn tượng trưng cho sự đoàn kết giữa chính phủ và 13 bang của Malaysia; màu vàng biểu thị màu của nguyên thủ quốc gia Malaysia. Năm 1948, thành lập liên hiệp bang Malaysia, năm 1957 tuyên bố độc lập trong khối Liên hiệp Anh, năm 1963 cùng với Singapore, Sarawak, Shaba hợp thành Malaysia, chế định quốc kỳ này. Năm 1965, Singapore tách ra khỏi Malaysia, quốc kỳ Malaysia vẫn không thay đổi.
· Quốc huy
Hình tấm khiên. Hình vẽ và những mảng màu trên tấm khiên tượng trưng cho sự hợp thành của Malaysia và sự phân khu hành chính của nước này. Trong hình chữ nhật màu đỏ phía trên tấm khiên là 5 thanh đoản kiếm xếp thành hàng ngang, chuôi kiếm hướng lên trên, lưỡi kiếm hướng xuống dưới, tượng trưng cho 5 châu của nước Malaysia cũ: Rohore, Kedah, Perlis, Kelantan và Trengganu. Hình vẽ thực vật bên trái tấm lá chắn tượng trưng cho đảo dừa, cây phía bên phải tượng trưng cho bang Malacca, hai bang này là vùng dân cư mới khai phá ở eo biển Malacca. Giữa tấm khiên có bốn hình chữ nhật bằng nhau đặt đứng màu đỏ, đen, trắng và vàng. Màu đen trắng là màu của bang Pahang; màu vàng - đỏ là màu của bang Selangor; màu đen - trắng - vàng là màu của bang Perak; màu đỏ vàng - đen là màu của bang Semeran, chúng lần lượt tượng trưng cho bốn bang. Phía dưới tấm khiên có vẽ ba hình vẽ, hình vẽ bên trái tượng trưng cho Shaba, hình vẽ bên phải tượng trưng cho Sarawak, ở giữa có vẽ một đóa quốc hoa của Malaysia, hoa dâm bụt, người dân ở đây gọi là “bangalaya”, là một loài hoa đỏ thẫm thuộc họ dâm bụt. Phía trên tấm khiên còn có một vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và ngôi sao 14 cánh nhọn, hàm nghĩa của nó giống với của quốc kỳ. Hai bên tấm khiên là hai con hổ Malaysia đang nâng cầm trên dải trang trí màu vàng phía dưới tấm khiên lần lượt là dòng chữ “Đoàn kết là sức mạnh” bằng tiếng La tinh và tiếng Malay. Quốc huy này được chế định năm 1967.
3. Quốc ca
Tổ quốc tôi, nơi tôi sinh ra lớn lên, mong cho thần dân của Người đoàn kết kiên cường, mong Thượng đế phù hộ cho Người được an khang, mong cho nguyên thủ thống trị bốn phương một cách hòa bình. Mong Thượng đế phù hộ cho Người được an khang, mong cho nguyên thủ thống trị bốn phương một cách hòa bình.