ISRAEL - CHIẾN SĨ CỦA CÁC VỊ THẦN
1. Nguồn gốc tên gọi
Israel nằm ở phía tây Palestine, phía tây châu Á, tên nước có hai cách giải thích:
· Bắt nguồn từ tên bộ lạc người Hebrew, tức là người Do Thái, có nguồn gốc từ thần Israel. Trong Thánh kinh, Zage là tổ tiên đời thứ ba của người Do Thái, chiến thắng trong cuộc đấu sức với các thiên thần, được ban tên là “Israel”, mang nghĩa là “chiến sĩ của các vị thần” hay “tỉ võ cùng các thần”, hậu duệ của ông là “những người Israel”, từ đó lấy làm tên nước.
· Các học giả Ả Rập cho rằng, ghi chép sớm nhất về tên gọi Israel từ khoảng thế kỷ XIII tr.CN trong bia khắc kỷ niệm chiến thắng của vương triều Melunputaha của Ai Cập, mang ý nghĩa xuất phát từ một trong những dân tộc bị chinh phục. Nước Israel ngày nay là quốc gia của người Do Thái được thành lập trong lãnh thổ Palestine. Tổ tiên người Do Thái là một nhánh của tộc người Hebrew. Thế kỷ XII tr.CN, người Hebrew từ Ai Cập xâm nhập vào vùng đất phía nam của Palestine, bắt đầu định cư ở đấy. Thế kỷ I tr.CN, đế quốc La Mã chinh phục người Do Thái, thành lập vương quốc Maccabi, giết hại hơn 1 triệu người Do Thái, số còn lại phiêu tán khắp nơi trên thế giới. Năm 1897, tổ chức “hủ nghĩa phục quốc Do Thái thế giới” được thành lập. Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị phân chia Palestine. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, nước Israel chính thức được thành lập.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Nền cờ màu trắng, phía trên và phía dưới đều có một dải sọc màu lam nhạt bằng nhau, chính giữa nền cờ có một biểu tượng ngôi sao sáu cánh của Do Thái giáo. Màu sắc của quốc kỳ bắt nguồn từ tấm choàng của tín đồ Do Thái dùng khi cầu nguyện, tấm choàng này có hai màu lam và trắng. Chính giữa phần màu trắng trên nền cờ là ngôi sao của vua David, gọi là hiệu khiên của vua David. Theo ghi chép trong “Thánh kinh” của đạo Cơ Đốc thì David là quốc vương của vương quốc Israel cổ. Đồ án quốc kỳ này nguyên là lá cờ mà những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái sử dụng. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, nước Israel thành lập và đã quyết định dùng lá cờ này làm quốc kỳ.
· Quốc huy
Hình tấm lá chắn (khiên) vuông. Mặt khiên nền màu lam, trên đó có một giá nến 7 nhánh, theo truyền thuyết thì hình dạng giá nến này được làm theo hình dạng một loài cây thời cổ đại. Theo như ghi chép, giá nến này là vật trên tế đàn trong Thánh điện Jerusalem. Hai bên giá nến được trang trí bằng cành ôliu, tượng trưng cho khát vọng hòa bình của người Do Thái. Phía dưới giá nến là dòng chữ “nước Israel” bằng tiếng Hebrew. Quốc huy này được chính thức sử dụng năm 1949.
3. Quốc ca
Chỉ cần trong lồng ngực của chúng ta còn tâm linh của người Do Thái, mắt hướng về phương Đông, thì còn nhìn thấy núi Zion và Jerusalem. Hy vọng trong suốt hai nghìn năm không thể tan thành bọt nước, chúng ta sẽ trở thành dân tộc tự do, đứng chân ở núi Zion và Jerusalem. Chúng ta sẽ trở thành dân tộc tự do, đứng chân ở núi Zion và Jerusalem.
Núi Zion là núi Thánh ở Jerusalem. “Chủ nghĩa Zion (Zionism) tức chủ nghĩa phục quốc Do Thái.