Tài liệu: Nepal - Một tên nước mang truyền thuyết thần kỳ

Tài liệu
Nepal - Một tên nước mang truyền thuyết thần kỳ

Nội dung

NEPAL – MỘT TÊN NƯỚC MANG TRUYỀN THUYẾT THẦN KỲ

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Nepal có tên gọi đầy đủ là “Vương quốc Nepal”, nằm ở sườn núi phía nam đoạn giữa dãy Himalaya, tên nước này có nhiều nguồn gốc khác nhau:

·        Bắt nguồn từ kỷ niệm tên gọi của thánh nhân “Ni”. Từ thuở xa xưa, có một vị thánh có tên là “Ni”, từng đến quốc gia này tu khổ hạnh ở nơi giao nhau của hai con sông Bagemati và Visnumati. Các quốc vương đều trị nước theo lời giáo huấn của ông. Theo gia phả từng thế hệ ghi chép, quốc gia này nhận được sự ủng hộ của thánh Ni, từ đó được gọi là “Nepal” theo ý nghĩa như trên.

·        Bắt nguồn từ tiếng Newar (một phương ngôn lớn của Nepal). “Ne” có nghĩa là núi hoặc thung cũng, “pal” nghĩa là nước; “Nepal” chính là quốc gia trong những dãy núi.

·        Bắt nguồn từ tiếng Phạn, từ chữ “Nibolaiya”, tức nơi ở dưới chân núi. Nepal nghĩa là quốc gia dưới nhân núi Himalaya.

·        Bắt nguồn từ tiếng Tạng, Trung Quốc. Trong tiếng Tạng, “Ne” là nhà, “pal” là lông cừu. Nước này sản xuất nhiều sản phẩm thêu bằng lông cừu, do đó được xưng là “nhà của lông cừu”, tức Nepal. Người Tây Tạng gọi thánh địa, thánh  động - nơi ở của thần linh là “Ne”. Tương truyền, Nepal là nhà của Đại Phạn thiên và thiên thần đại tự tại. Từ đó Nepal vừa mang ý nghĩa nước sản xuất lông cừu, vừa mang ý nghĩa quê hương của các vị thần.

Nepal thành lập nước vào khoảng thế kỷ VI tr.CN, tên nước được ghi chép sớm nhất trong các sách sử Ấn Độ vào thế kỷ IV tr.CN. Đến thế kỷ XII, Nepal lần lượt thành lập các vương triều Kirant, Licchavi, Suriyawalxi và Takuli. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII, thành lập vương triều Malla. Giữa thế kỷ XVIII, thế lực Gurkha ở vùng Gurkha mạnh dần lên, đến năm 1768 thị thống nhất được cả Nepal, kiến lập vương triều Shah. Năm 1814, người Anh xâm nhập vào Nepal. Năm 1925, giành được độc lập trên danh nghĩa. Ngày 30 tháng 10 năm 1950, nước Anh buộc phải từ bỏ các đặc quyền ở Nepal, đến năm 1951 Nepal thực hiện thể chế chính trị quân chủ lập hiến. Năm 1959, chính thức lấy Ấn Độ giáo làm quốc giáo, trở thành nước quân chủ Ấn Độ giáo.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do hai lá cờ tam giác xếp chồng lên nhau. Nền cờ màu đỏ, viền cờ màu lam. Trong lá cờ tam giác phía trên có hình trăng non và sao trời, tượng trưng cho Hoàng thất; trong lá cờ tam giáo phía dưới có hình mặt trời màu trắng, bắt nguồn từ phù hiệu của gia tộc Rana. Hình Mặt trời, Mặt trăng và Sao đại diện cho nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân Nepal khi cầu nguyện, mong đất nước trường tồn như nhật nguyệt. Đỉnh nhọn của hai lá cờ tam giác biểu thị hai đỉnh núi của dãy núi Himalaya.

·        Quốc huy

Đồ án trung tâm là một dòng sông ngập tràn phong cảnh điền viên, bối cảnh phía xa là núi cao trập trùng, tượng trưng cho núi Himalaya. Trên hình vẽ có hoa đỗ quyên màu đỏ, một con trâu trắng và một con chim trĩ xanh. Hoa đỗ quyên đỏ là quốc hoa của Nepal; trâu trắng là quốc thú của nước này, được coi là biểu tượng của thần linh, là thần ngưu, nhân dân nơi đây rất tôn kính nó; chim trĩ xanh là quốc điểu, rất quý. Tất cả những con vật trên đều là những động thực vật đặc trưng của Nepal. Hai bên đồ án trung tâm là hai người lính, họ lần lượt đại diện cho tộc người Gurkhas và tộc người Nivar bảo vệ đất nước. Hai bên núi cao có hình mặt trời và mặt trăng dạng mặt người. Phía trên chính giữa đỉnh núi có hai dấu chân của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, theo truyền thuyết Thích Ca Mâu Ni ra đời ở vườn Lâm Tỳ Ni (lanpini), nước Nepal. Hai bên dấu chân là hai con dao giắt thắt lưng và hai lá quốc kỳ Nepal bắt chéo nhau. Trên đỉnh quốc huy có vương miện màu vàng, tượng trưng Nepal là một nước quân chủ, quốc vương là tối cao. Đáy quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, trên đó viết dòng chữ “Tổ quốc hơn cả Thiên đường” bằng tiếng Phạn. Quốc huy này được chế định năm 1962.

3. Quốc ca

Chúc cho người thống trị dũng cảm, anh minh của Nepal mãi mãi vinh quang. Birendra Bir Bikram Shah Devo[1] vị vua tôn quý nhất, chúc cho ngôi báu của Người tồn tại dài lâu, chúc thần dân sinh sôi nảy nở, đời đời phát triển, người Nepal hãy cùng vang tiếng hát ca.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386851682031250/Chau-A/Nepal---Mot-ten-nuoc-mang-truyen-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận