Tài liệu: Pakistan - Quốc gia hồi giáo

Tài liệu
Pakistan - Quốc gia hồi giáo

Nội dung

PAKISTAN – QUỐC GIA HỒI GIÁO

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Pakistan có tên gọi đầy đủ là “Cộng hòa Hồi giáo Pakistan”, nằm ở phía tây bắc tiểu lục địa Nam Á. Tên gọi có hai nguồn gốc:

·        Vào khoảng năm 1930, nhà thơ, nhà triết học, nhà tư tưởng Hồi giáo nổi tiếng Mohammed Ykebal triệu tập hội nghị Hồi giáo ở Alahabad đầu tiên kiến nghị thành lập Pakistan, ông hy vọng tập hợp lại đạo Hồi ở tiểu lục địa Nam Á. Pakistan có nguồn từ tiếng Ba Tư. “Paki” mang nghĩa “Hồi giáo”, “thánh thiện”; “stan” tức là “nước” hay “vùng”, “khu vực”; mang ý nghĩa chung là nơi ở của những người trong sạch, tức một nước Hồi giáo thanh cao.

·        Do các học sinh Hồi giáo du học ở Đại học Cambridge - nước Anh đề xuất, họ đem mẫu chữ cái đầu tiên của các quốc gia và vùng đất Hồi giáo Pansupu, Afghanistan, Kashmir, Iran, Sinde hợp thành Paristan, tức Pakistan, mang ý nghĩa đây là quốc gia gồm nhiều vùng đất Hồi giáo khác hợp thành. Pakistan và Ấn Độ nguyên là một quốc gia, năm 1858, cả tiểu lục địa Nam Á trở thành thuộc địa của Anh.

Năm 1947, Anh công bố “phương án Mongbaton”, đem Ấn Độ thuộc Anh chiếu theo tôn giáo tín ngưỡng phân thành hai quốc gia Pakistan và Ấn Độ, thực hiện chế độ chia để trị. Ngày 14 tháng 8 cùng năm, Pakistan tuyên bố độc lập trở thành lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh (bao gồm cả đông và tây Pakistan). Ngày 23 tháng 3 năm 1956, thành lập “nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan”. Sau chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971, phần phía đông Pakistan tách ra thành nước Bangladesh. Tháng 1 năm 1972, Pakistan thoát li khỏi Liên hiệp Anh.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do hai màu trắng và lục sẫm tạo thành. Màu trắng chiếm 1/4 bề mặt lá cờ, màu lục sẫm chiếm 3/4. Giữa phần nền màu lục sẫm có một ngôi sao năm cánh màu trắng và một vành trăng non lưỡi liềm màu trắng. Màu lục biểu thị đạo Hồi, sao năm cánh và trăng non lưỡi liềm tượng trưng cho niềm tin của đa số nhân dân Pakistan đối với đạo Hồi. Hình chữ nhật đặt đứng màu trắng bên phía cán cờ biểu thị cư dân tin thờ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) và các dân tộc thiểu số khác. Năm 1964, Pakistan từng tuyên bố, màu trắng tượng trưng cho hòa bình, màu lục tượng trưng cho phồn vinh, trăng non tượng trưng cho tiến bộ, sao năm cánh tượng trưng cho sự tươi sáng. Quốc kỳ này vốn là lá cờ của liên minh Hồi giáo toàn Ấn Độ. Ngày 23 tháng 3 năm 1940, Liên minh Hồi giáo toàn Ấn Độ đã triệu họp hội nghị tại Lahore, thông qua nghị quyết thành lập nước Pakistan. Pakistan có nghĩa là nước Hồi giáo. Ngày 11 tháng 8 năng 1947, Quốc hội Pakistan chính thức thông qua việc sử dụng lá quốc kỳ này.

·        Quốc huy

Hình trung tâm là một tấm khiên màu lục và trắng đan xen. Tấm khiên chia làm 4 phần, lần lượt có 4 hình: bông, lá chè (trà), tiểu mạch và đay, biểu thị các nông sản chủ yếu của Pakistan. Hai bên tấm khiên được trang trí bởi hai vòng có cành xanh hoa trắng. Đỉnh tấm khiên có vành trăng non và ngôi sao năm cánh màu lục tượng trưng cho đạo Hồi, biểu thị lòng tin của nhân dân đối với đạo Hồi. Phần đáy quốc huy là một dải lụa màu lục, trên đó viết một câu cách ngôn bằng tiếng Urdu: “thành kính, thống nhất, giới luật”. Quốc huy của Pakistan được chế định vào năm 1955.

3. Quốc ca

Cầu phước cho Người, ơi Tổ quốc, Người là đẹp nhất, linh thiêng nhất, hỡi Pakistan, Người là tượng trưng của lòng kiên cường bất khuất, Người là thành trì của tín ngưỡng. Mệnh lệnh của Tổ quốc thần thánh chính là sức mạnh của nhân dân. Dân tộc, quốc gia, chính quyền mãi mãi vinh quang, thực hiện niềm mong mỏi của chúng ta. Ngọn cờ trăng lưỡi liềm và ngôi sao sáng chỉ lối tiến lên. Lịch sử ngày hôm qua, vinh quang ngày hôm nay và hy vọng ngày mai, tượng trưng cho sự bảo hộ của chân Chúa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386852911718750/Chau-A/Pakistan---Quoc-gia-hoi-giao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận