Tài liệu: Thổ Nhĩ Kỳ - Đất nước của những người dũng cảm

Tài liệu
Thổ Nhĩ Kỳ - Đất nước của những người dũng cảm

Nội dung

THỔ NHĨ KỲ (TURKEY) - ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Thổ Nhĩ Kỳ có tên đầy đủ là “nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ”, nằm ở tây bắc châu Á, vắt trên hai châu lục Á, Âu. Lai lịch tên nước từ tên dân tộc. Tên dân tộc là “chiếc nón Thổ Nhĩ Kỳ”.

Người Thổ có một tập quán, họ luôn đội mũ trên đầu, tùy theo màu sắc và hình dáng của mũ để phân biệt các bộ tộc khác nhau. Thổ Nhĩ Kỳ nguyên nghĩa là “dân tộc đội nón Thổ”, về sau trở thành tên dân tộc. Dân tộc này là hậu duệ của người Tây Đột Quyết dung hợp với các chủng tộc khác, tên Thổ Nhĩ Kỳ do chuyển âm từ “Đột Quyết”, trong tiếng Tatar, Đột Quyết mang ý nghĩa “dũng cảm”.

Năm 1300, thủ lĩnh Đột Quyết là Osman (1259 - 1326) chinh phục các vùng đất Tiểu Á, kiến lập công quốc, tự xưng Sultan. Năm 1326, Osman chiếm lấy thành Burusa của đế quốc Byzantine, đặt thành thủ đô, và lấy tên mình làm tên nước, xưng là đế quốc Ottoman, lãnh thổ rộng lớn cả ba châu: Âu, Á, Phi. Cuối thế kỷ XVI, bắt đầu suy sụp. Thế kỷ XIX, tên Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng phổ biến. Ngày 29 tháng 10 năm 1923, nước Cộng hòa được thành lập, chính thức dùng “Thổ Nhĩ Kỳ” làm tên nước.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Hình chữ nhật màu đỏ. Trên nền cờ phía bên cán cờ có một vành trăng non lưỡi liềm màu trắng và một ngôi sao năm cánh màu trắng nằm hơi nghiêng, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia Hồi giáo, trăng non lưỡi liềm màu trắng và sao năm cánh màu trắng vừa là biểu tượng tín ngưỡng tôn giáo của nước này, vừa tượng trưng cho sự tốt lành và hạnh phúc. Năm 336 tr.CN, quân đội của Maccedonia nhiều lần bao vây đánh Byzantine (sau gọi là Constantinople, nay có tên là Istanbul) nhưng  đều bị đẩy lùi. Một đêm nọ, quân đội Maccedonia lại tập trung binh lực đột kích, lúc này trên bầu trời có một vầng trăng non lưỡi liềm, ánh trăng sáng đã làm lộ ra sự bố trí của quân Maccedonia, nên nhân dân trong thành lại một lần nữa đẩy lùi cuộc đột kích, bảo vệ được thành. Sau đó nhân dân Byzantine lấy trăng non lưỡi liềm làm phù hiệu của thành này. Năm 1453, sau khi Mehemmed II công hãm thành Constantinople do đế quốc La Mã chiếm lĩnh, biểu tượng trăng lưỡi liềm càng huy hoàng rực rỡ. Theo truyền thuyết, ông đã mơ thấy một vầng trăng lưỡi liềm đi xuyên qua bầu trời từ Đông sang Tây, ông cho rằng đây là điềm báo đế quốc vĩ đại sẽ xuất hiện, liền dùng trăng lưỡi liềm và ngôi sao làm biểu tượng cho đế quốc Ottoman, đồng thời vẽ trăng lười liềm và sao năm cánh lên lá cờ đỏ, chế định làm quốc kỳ. Quốc kỳ hiện hành của Thổ Nhĩ Kỳ được thông qua năm 1936.

·        Quốc huy

Đồ án và ngụ ý cũng giống quốc kỳ.

3. Quốc ca

·        Đừng sợ hãi, đừng thối chí, màu cờ đỏ sẽ không phai sắc. Đây là lửa lò cuối cùng bùng cháy vì Tổ quốc, chúng ta biết nó không bao giờ tàn, đây là ngôi sao sáng của Tổ quốc chúng ta, nó sẽ mãi soi sáng bốn phương.

·        Chúng tôi sẵn sàng hi sinh vì Người, trăng non xinh đẹp, xin đừng đau khổ. Người hãy cười lên đón đất nước anh hùng, đừng để những anh hùng tiên liệt phải hy sinh vô ích. Ai nói tự do không phải là quyền lợi của chúng ta, tự do thuộc về những người tin vào chân lý.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386859976406250/Chau-A/Tho-Nhi-Ky----Dat-nuoc-cua-nhung-ng...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận