THÁI LAN (THAILAND) - MIỀN ĐẤT CỦA TỰ DO
1. Nguồn gốc tên gọi
Thái Lan có tên gọi đầy đủ là “Vương quốc Thái Lan”, nằm ở giữa bán đảo Đông Dương và phía bắc bán đảo Mã Lai, tên nước có nguồn gốc từ tiếng của dân tộc Thái, người Thái Lan gọi nước mình là “Mengtai”, trong tiếng Thái, “meng” là “quốc gia”, “tai” có nghĩa là “tự do”. Vì thế, Thái Lan có nghĩa là “miền đất của tự do”, “đất nước của tự do”.
Trong lịch sử, Thái Lan còn từng được gọi là Xiêm La, nhưng từ xưa đến giờ, nhân dân Thái Lan chưa bao giờ tự xưng là người Xiêm La, cũng không gọi nước mình là nước Xiêm La, dân tộc Thái và dân tộc Thiện của Myanmar giống nhau, chữ Xiêm là truyền từ chữ Thiện mà ra. Xiêm La vốn là tên phiên âm tiếng Anh của Mengtai. Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng, giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm và nước La Hộc ở miền trung hợp lại, gọi là Xiêm La. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI, trong một sách sử của Campuchia, đã xuất hiện cái tên Xiêm La, dùng để gọi bộ tộc có nước da hơi đen, xuất phát từ “màu lá cọ” trong tiếng Phạn.
Năm 1238, thành lập vương quốc Sukhothai. Đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt xâm lược. Ngày 5 tháng 4 năm 1856, khi quốc vương Thái Lan bị ép ký hiệp ước với Anh, mới sử dụng tên gọi “Xiêm La” lần đầu tiên. Ngày 24 tháng 6 năm 1939, phế tên “Xiêm La”, đổi thành “Vương quốc Thái Lan”. Tháng 2 năm 1945, lại đổi thành Xiêm La. Tháng 5 năm 1949, khôi phục lại tên nước là “Vương quốc Thái Lan”.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Do 5 hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, trắng và lam hợp thành. Hai hình chữ nhật trên cùng và dưới cùng có màu đỏ. Hình chữ nhật màu lam ở giữa, trên và dưới hình chữ nhật màu lam là hai hình chữ nhật màu trắng. Chiều rộng của hình chữ nhật màu lam bằng chiều rộng của hai hình chữ nhật màu đỏ hoặc chiều rộng của hai hình chữ nhật màu trắng. Thái Lan có hơn 30 dân tộc, trong đó có dân tộc Thái, dân tộc Lào. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần xả thân của các dân tộc. Thái Lan lấy đạo Phật làm quốc giáo, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo. Màu lam đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết. Năm 1917, vua Rama VI xác định đồ án quốc kỳ hiện nay.
· Quốc huy
Tức Hoàng huy (Huy trưng nhà Vua). Đồ án là một con chim bằng lớn, người ta gọi loài chim bằng này là vua của các loài chim, là một thần linh có hai cánh trong truyền thuyết dân gian. Trên lưng chim bằng là Narai, ông là thần bảo hộ trong truyền thuyết. Thần bảo hộ cưỡi chim bằng dang rộng đôi cánh, hành trình vạn dặm bảo vệ nhân dân, tiêu diệt yêu quái. Một thuyết khác nói rằng: chim bằng là chim thần được nói đến trong Ấn Độ giáo, do một trong ba thượng thần trong Ấn Độ giáo là Vishnu cưỡi. Ông cười chim thần, bảo hộ cho nhân gian được bình an. Đồ án quốc huy nước này do vua Rama VI chọn lựa và xác định vào năm 1910. Năm 1932, Thái Lan xây dựng chính thể quân chủ lập hiến và vẫn sử dụng quốc huy này.
3. Quốc ca
Thái Lan là vùng đất người Thái Lan sinh sống và yên nghỉ, một vùng đất đều có người Thái tụ cư. Nhân dân Thái Lan đoàn kết một lòng, yêu chuộng hòa bình, quý trọng an ninh; nhưng khi chiến đấu họ không hề run sợ. Vì độc lập, không bị xâm lược, họ không tiếc hiến dâng cuộc sống, thắng lợi tất sẽ thuộc về nhân dân Thái Lan.