Tài liệu: Áo - Quốc gia phía đông

Tài liệu
Áo - Quốc gia phía đông

Nội dung

ÁO (AUSTRIA) – QUỐC GIA PHÍA ĐÔNG

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Áo có tên đầy đủ là “Cộng hòa Áo”, nằm ở phía nam Trung Âu, tên nước là từ “vùng đất phía đông” trong tiếng Latinh biến thành.

Thế kỷ VI, một bộ phận người sống ở bang Bavaria (nước Đức ngày nay) di chuyển về phía nam và đông, tiến vào phần phía tây và trung nước Áo ngày nay, cùng với người các nơi khác đến định cư ở đây, trở thành tổ tiên người Áo. Nửa sau thế kỷ VIII, dưới sự thống trị của Đại đế Charlemagne, một vùng nước Áo được gọi là “biên cương phía đông”, do nằm ở vị trí phía đông của đế quốc Charlemagne. Năm 955, Đại đế Otto đánh bại được người Magyars, thành lập lại biên cương phía đông. Năm 1156, thành lập công quốc Otto độc lập, mang nghĩa là “quốc gia phía đông”. Tên nước hiện nay lấy từ tiếng Đức, sau dùng tiếng Anh đọc theo tiếng La tinh là “Austria”. “Áo” là dịch âm Hán ngữ từ “Áo Địa Lợi”.

Năm 1866, Áo thất bại trong chiến tranh Phổ - Áo, và trở thành một bộ phận trong đế quốc Áo - Hung. Sau Thế chiến I, đế quốc Áo - Hung tan rã, ngày 12 tháng 11 năm 1918, thành lập “Cộng hòa Áo”. Tháng 3 năm 1938, bị phát xít Đức thôn tính. Sau Thế chiến II, toàn lãnh thổ Áo bị phân thành bốn vùng do Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng. Ngày 15 tháng 5 năm 1955, giành được độc lập, tháng 10 cùng năm tuyên bố trung lập vĩnh viễn.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đỏ nằm ngang song song hợp thành. Giữa quốc kỳ có hình quốc huy của nước Áo. Năm 1230, lá cờ Áo đã có ba màu đỏ, trắng, đỏ. Theo lịch sử, Công tước Babenberg của đế quốc Áo - Hung khi quyết chiến với vua Anh Richard I, bộ quân phục màu trắng của Công tước gần như bị nhuộm đầy máu, chỉ có chỗ đeo kiếm là giữ được một đường màu trắng. Từ đó quân đội của Công tước đã dùng lá cờ màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến. Năm 1786, quốc vương Joseph II đã hạ lệnh lấy lá cờ ba màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến cho toàn quân. Năm 1919, chọn lá cờ này làm quốc kỳ. Các cơ quan của Áo ở nước ngoài, Tổng thống, Bộ trưởng và các thành viên chính phủ đều dùng quốc kỳ có thêm quốc huy, trong trường hợp bình thường thì dùng quốc kỳ không có thêm quốc huy.

 

·        Quốc huy

Hình chim ưng. Trước ngực chim ưng treo một tấm lá chắn, mặt lá chắn là ba hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ, trắng, đỏ hợp thành hình quốc kỳ Áo. Biểu tượng chim ưng có thể lần về khoảng năm 1100. Hình tượng, tư thế, trang sức của chim ưng có khác nhau theo sự thay đổi của thời đại. Sau thế chiến I, đế quốc Áo - Hung tan rã, tháng 11 năm 1918, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chiếc vương miện trên quốc huy cũ tượng trưng cho vương quyền được thay thế bằng chiếc mũ tròn dẹt (bêrê) vàng tượng trưng cho thị dân (cổ La Mã dùng mũ bêrê vàng để thưởng cho những dũng sĩ trèo lên được thành lũy quân địch trước tiên), chiếc bảo kiếm vấn tượng trưng cho vương quyền nay được thay bằng cái liềm và cái búa tượng trưng cho nông - công. Năm 1945, đảng Nhân dân, đảng Xã hội và đảng Cộng sản Áo hợp lại thành chính phủ liên hiệp, cùng năm đó quốc huy sử dụng đồ án mới, trong đó xiềng xích của chim ưng bị đứt tung, tượng trưng cho tự do và giải phóng nhân dân, và được sử dụng cho đến ngày nay.

3. Quốc ca

·        Núi non nguy nga, sông nước mênh mông, tháp nhọn cao vút, cây mầm ngút mắt, chùy sắt vung lên, tiền đồ rộng lớn. Người là Tổ quốc của cháu con vĩ đại, Người là quê hương của nhân dân lương thiện. Thanh danh nước Áo vang xa khắp nơi, thanh danh nước Áo vang xa khắp nơi.

·        Ngoan cường chiến đấu, hăng hái tiến bước, Người là một trái tim kiên cường, đập giữa đại lục. Người sinh ra trong niên đại xa xưa, gánh trên vai một sứ mệnh cao cả, nước Áo trải qua thử thách lâu dài, nước Áo đã trải qua thử thách lâu dài.

·        Vững bước tiến lên, tự do thăng tiến, dũng cảm tiến vào thời đại mới, vui say lao động, tin tưởng ở tương lai. Tổ quốc ơi, ta đoàn kết lại, cùng hát vang bài ca, lời thề son sắt, ơi nước Áo trăm mến ngàn yêu (2 lần).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387540550156250/Chau-Au/Ao---Quoc-gia-phia-dong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận