ĐẦU THỜI KỲ CẬN ĐẠI
Trong thế kỷ 16, nhiều nước khác nhau ở bán đảo Italia đã làm mồi cho quân thù ở những nước phía Bắc. Năm 1449, vua Louis XII của Pháp, người kế vị Charles VIII, đã chinh phục Milan. Năm 1501, Ferdinand V của xứ Castile, vốn cũng là vua của Sicily từ năm 1468, đã hợp nhất Naples và Sicily dưới một ngai vàng. Sự kình địch gitla Charles V, hoàng đế của La Mã Thần thánh, và vua Francis I của Pháp cũng dẫn tới sự xâm lăng của người Pháp vào năm 1524.
Với sự liên minh của các thành phố Florence, Genoa và Venice, cuối cùng người Pháp cũng đã thất bại. Trong hòa ước Cambrai ký năm 1529, Francis đã phải công nhận quyền lãnh thổ của Italia. Mặc dù Francis lại tiếp tục tấn công vào thập kỷ 1540, quyền lực của Charles ở Italia vẫn được củng cố.
Trong khi đó Milan vẫn thuộc quyền sở hữu của người Tây Ban Nha trong suốt gần 200 năm. Trong số nhiều thành phố tự trị của Italia, chỉ có vài thành phố vẫn tồn tại, và trong số này chỉ có Genoa và Venice là không bị ảnh hưởng gì trong các cuộc xâm lăng của ngoại bang.
Trong thế kỷ 18, đất nước Italia vẫn bị chia cắt và do ngoại bang kiểm soát. Cho đến năm 1748, đây là bãi chiến trường của nhiều cuộc chiến tranh tại châu Âu. Giáo hoàng ngày càng trở nên thiển cận, hẹp hòi, và Florence không còn giữ vai trò trung tâm trong khu vực nữa. Hòa ước Utrecht ký năm 1713 đã giúp cho công tước Victor Amadeus II có được ngai vàng ở Sicily, và ông ta đã nhượng lại phần đất này cho Áo vào năm 1720 để đánh đổi lấy Sardinia.
Hòa ước Utrecht cũng dịch chuyển quyền cai trị tại Italia, từ tay người Tây Ban Nha sang tay người Áo. Người Áo đã thống trị bán đảo này trong hầu hết nửa thế kỷ thứ 18.