Kính
Khi chúng ta muốn biết mặt mình có sạch hay không, mặc quần áo có đẹp hay không, rất tự nhiên là phải lấy gương soi. Gương thường làm bằng kính nhưng hễ vật thể nào có bề mặt láng bóng, phản quang tốt đều có thể làm được gương.
v GƯƠNG SOI
Trong cái giống có cái khác? Quan sát trong cái gương sáng bóng chiếu ra hình dáng của búp bê mèo máy (Đôrêmôn). Có điều là bản thân Đôrêmôn nháy mắt trái thì con mèo máy bằng gương nháy mắt phải. Điều đó có thể biết rằng, hình ảnh xuất hiện trong gương và vật thể thực tế là ngược nhau về phải trái.
Nhưng vì búp bê trong gương không đảo ngược cho nên chứng minh rằng gương không làm đảo lộn bên dưới.
Đường chuyển ánh sáng? Gương gặp ánh sáng sẽ phản xạ ánh sáng, ánh sáng phản xạ chiếu lên mặt gương (vẫn sẽ phản xạ lại). Bất cứ sử dụng bao nhiêu mặt gương, phản xạ vẫn sản sinh ra nhiều lần. Lợi dụng phương pháp này, chúng ta biết được ánh sáng cũng có thể truyền đi.
Rốt cuộc có mấy con Đôrêmon? Hãy thử xem, lấy hai mặt gương để chiếu một con Đôrêmon, sẽ sinh ra bao nhiêu con Đôrêmon? Góc độ giữa hai cái gương càng nhỏ, số Đôrêmon xuất hiện trong đó càng nhiều. Đó là kết quả của hai cái gương chiếu rọi vào nhau.
Hai cái gương làm một góc vuông. Hai cái gương làm thành góc vuông, số Đôrêmon trong gương là ba, còn có thể nhìn thấy khe nối của gương.
Hai cái gương hợp thành góc 600. Hai cái gương làm thành 600, số Đôrêmon trong gương là 5, có cảm giác khá chật chội.
Hai gương đặt song song: Khi hai cái gương đặt song song đối lập nhau, Đôrêmon trong gương sẽ nối tiếp từng cái một, hình như mãi mãi không thể nào đếm xuể. Góc độ của gương và số hình ảnh hiện lên giữa chúng, theo quan hệ dưới đây: (Số hình ảnh = 3600 + góc độ của hai cái gương).
Xin hãy tự làm thử xem, có phải đúng như vậy không?
v KÍNH LÕM VÀ KÍNH LỒI
Ngoài loại kính bề mặt phẳng, trơn bóng ra còn có kính lõm, bề mặt kính lõm xuống và kính lồi, bề mặt kính lồi lên. Kính lõm và kính lồi sẽ sản sinh ra cảnh tượng gì?
Kính lồi, lõm và phản xạ ánh sáng:
Kính lõm và phản xạ ánh sáng. Khi ánh sáng tiếp xúc với kính lõm, thì ánh sáng phản xạ sẽ tập trung ở một điểm (gọi là tiêu điểm). Do kính lõm có công năng tập trung ánh sáng nên hình ảnh sẽ bị thu nhỏ lại.
Kính lồi và phản xạ ánh sáng. Khi ánh sáng tiếp xúc với kính lồi, ánh sáng phản xạ sẽ khuếch tán ra bên ngoài. Nó có công năng tập trung ánh sáng trong phạm vi rộng, do đó nó chiếu lên cảnh sắc tương đối rộng.
Kính lõm bằng thìa canh. Cầm một thìa canh, mặt chính của thìa canh soi lên mặt mình. Cảnh tượng hiện ra không những nhỏ lại mà còn đảo ngược.
Kính lồi bằng thìa canh. Lần này đổi lại cầm mặt chính của thìa canh soi lên mặt, chẳng phải mặt to ra à ? Cự ly càng gần, hình ảnh càng to, vì vậy có thể thấy cái mũi phồng to đặc biệt.
v LỢI DỤNG KÍNH
Ngoài kính nhìn sau của ô tô (kính chiếu hậu), kính phản quang chỗ cong trên đường bộ, người ta còn lợi dụng những đặc tính khác nhau của kính, phối hợp vận dụng vào nhiều trường hợp như: Kính lồi dùng để giám sát, kính hiển vi, kính lõm tụ ánh sáng - tập trung ánh nắng mặt trời để tráng trứng, kính phản quang chỗ cong trên đường.
v GƯƠNG CỔ ĐẠI
Ngày xưa không có kính nên người ta dùng kim loại mài sáng để thay thế. Mặt mài sáng để làm gương soi, mặt sau, chạm khắc hoa văn và vòng tròn nổi. Theo sử sách ghi chép, vào thời đại Xuân Thu, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng gương đồng. Chất gương lúc bấy giờ nhẹ nhõm, hình vẽ cũng chất phác. . . Đến đời Tây Hán, việc làm gương đồng có xu hướng tạo hình hoa hoè dày nặng. Mãi đến sau triều Thanh mới dần dần được thay thế bằng kính mới phát minh.
Gương đồng xanh. Gương thú thần triều Nguỵ cách đây hơn 1700 năm.
Khi soi gương chúng ta nhìn thấy mình. Gương được chế tạo như thế nào? Mặt sau của tấm thuỷ tinh được tráng một lớp bạc rất mỏng. Trên lớp bạc là một lớp sơn rồi tiếp theo một lớp sơn nước nữa. Các lớp sơn này đều rất mỏng và không thể thiếu được để bảo vệ lớp bạc không bị bẩn hoặc xây xát. Khi chúng ta soi gương, nhờ có lớp bạc mà ánh sáng phản xạ trên lớp thuỷ tinh quay trở lại mắt giúp chúng ta nhìn thấy gương mặt của mình. |