Tài liệu: Kính thiên văn mặt đất khổng lồ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Châu Âu đang bắt tay thiết kế một thế hệ kính thiên văn mặt đất mới, có thể lớn gấp 10 lần các thiết bị hiện nay và tầm nhìn mạnh gấp 40 lần so với Đài Thiên văn Vũ trụ Hubble
Kính thiên văn mặt đất khổng lồ

Nội dung

Kính thiên văn mặt đất khổng lồ

Châu Âu đang bắt tay thiết kế một thế hệ kính thiên văn mặt đất mới, có thể lớn gấp 10 lần các thiết bị hiện nay và tầm nhìn mạnh gấp 40 lần so với Đài Thiên văn Vũ trụ Hubble.

Một dự án của châu Âu nhằm xây dựng kính thiên văn cực lớn (ELT) đã bước vào giai đoạn thiết kế thử nghiệm. Những dự án như vậy có vai trò vô cùng quan trọng cho việc duy trì các tiến bộ trong lĩnh vực thiên văn.

Ý tưởng về các ELT bao gồm chiếc Telescope Thirty Meter (TMT) đang được Mỹ và Canada xem xét, chiếc Euro50 và Overwhelmingly Large Telescope (Owl) do châu Âu đề nghị. Tuy nhiên, Owl của Đài Quan sát Nam Âu có thể là chiếc kính thiên văn mặt đất lớn nhất từng được xây dựng, với gương cầu chính có đường kính tới 100 mét.

Đường kính của một kính thiên văn là đặc điểm quan trọng nhất, vì càng lớn nó càng tập trung được nhiều ánh sáng lên ảnh. Các kính ELT sẽ được gắn với thiết bị hợp quang học - một hệ thống do máy tính kiểm soát sẽ giúp loại bỏ những sự sai lệch ánh sáng do khí quyển.

Một trong những lĩnh vực khám phá mà các ELT sẽ có ảnh hưởng quyết định là công cuộc tìm kiếm những hành tinh giống như trái đất và các sự sống xa lạ. Cho tới nay, các nhà thiên văn đã tìm được khoảng 150 hành tinh đang bay quanh những ngôi sao ngoài thái dương hệ, và đều bằng các phương pháp gián tiếp.

Tuy nhiên, những hành tinh đó đều còn “trẻ” và khổng lồ, khác xa so với những gì chúng ta có trong hệ mặt trời, chúng tỏa sáng hồng ngoại, và có độ phản chiếu không chênh lệch lắm với sao mẹ. “Nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu một hành tinh trưởng thành không tự phát sáng nữa, bạn phải đối mặt với sự tương phản lớn hơn nhiều giữa một ngôi sao sáng rực và một hành tinh mờ tối. Và vì thế, bạn cần có kính thiên văn lớn hơn nhiều”, Tiến sĩ Isobel Hook, một nhà khoa học thuộc dự án ELT tại Đại học Oxford, Anh, cho biết.

Các ELT sẽ nghiên cứu thành phần hóa học trên những hành tinh giống với trái đất của chúng ta, dò tìm sự có mặt của nước lỏng, ô xy hoặc methane. Các kính cực mạnh này thậm chí có thể phát hiện thực vật trên một thiên thể xa xôi, bằng cách tìm hiểu những đặc điểm quang phổ mà nó phát ra. Nhờ chúng, người ta có thể hiểu rõ hơn về các thiên hà và thời điểm mà những vì sao của chúng hình thành, trả lời cho câu hỏi về vật chất tới và năng lượng tối bí ẩn - thứ tạo nên 95% của vũ trụ.

Tuy nhiên, việc xây dựng những đài quan sát vĩ đại như vậy cũng đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật. Một trở ngại thường gặp nhất là bạn không thể tạo ra cái kính có bề rộng hơn 8 mét chỉ bằng một miếng, mà phải từ những mảnh nhỏ hơn.

(Theo BBC)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633945892242536250/The-gioi-dieu-ky/Kinh-thien-van-mat-dat-k...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận