Tài liệu: Kỹ thuật di truyền ở sinh vật bậc cao như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhìn chung, các chiến lược áp dụng cho sinh vật bậc cao về cơ bản không khác với những chiến lược được áp dụng ở vi sinh vật.
Kỹ thuật di truyền ở sinh vật bậc cao như thế nào?

Nội dung

Kỹ thuật di truyền ở sinh vật bậc cao như thế nào?

Nhìn chung, các chiến lược áp dụng cho sinh vật bậc cao về cơ bản không khác với những chiến lược được áp dụng ở vi sinh vật. Hơn nữa, các cấu tạo di truyền liên quan đến ADN thực vật hoặc động vật lúc đầu được thực hiện ở vi khuẩn, trước khi được đưa vào các tế bào của sinh vật bậc cao. Trong khi tương đối dễ xử lý ADN trong các tế bào riêng rẽ như vi khuẩn, thì lại phức tạp trong trường hợp một sinh vật có thể gồm hàng triệu tế bào. Do đó, khi người ta muốn thu được một cây hoặc một động vật có vú mà tất cả các tế bào đều được biến nạp (sinh vật được truyền gen), thì cần phải dùng các tế bào phôi, vì chỉ những tế bào này mới có thể tái tạo một sinh vật đầy đủ. Ngược lại, trong một số ứng dụng như liệu pháp tế bào, người ta chỉ nhằm thu được những dòng tế bào được truyền gen và nuôi cấy chúng in vitro (trong ống nghiệm).

Khác mới vi sinh vật, thực vật không có plasmid. Vì vậy, biến nạp thực vật là một giai đoạn quan trọng. Vào giữa những năm 1970, khi chú ý đến một loại vi khuẩn thuộc chỉ Agrobacteilum gây mụn ở thực vật, các nhà nghiên cứu Bỉ đã thấy rằng nó có thể truyền plasmid của nó vào cây. Plasmid này, được gọi là Ti (tumơr inducing, gây mụn), hiện nay là vật truyền không thể thiếu để đưa một gen vào tế bào thực vật. Lại càng có hiệu quả nếu gen này hòa nhập trục tiếp vào chất liệu di truyền của thực vật, từ đó được di truyền.

Một kỹ thuật khác, ít phổ biến hơn vì sử dụng cồng kềnh hơn, là bắn phá các tế bào thực vật bằng những viên bi tí hon được bọc các đoạn ADN, được gọi là phương pháp dùng ''súng bắn gen''. Để đưa một gen vào tế bào động vật, tùy theo trường hợp, người ta có thể sử dụng kỹ thuật đục lỗ điện hoặc truyền cẩn thận ADN vào trong nhân tế bào nhờ một ống hút cực nhỏ (micropipette). Người ta cũng có thể lợi dụng các cơ chế nhiễm virus: theo phương pháp này, chính virus sẽ truyền ADN của nó kèm theo gen lạ được ghép vào tế bào. Trong mọi trường hợp, các enzym tái tổ hợp phải giúp gen lạ hòa nhập được vào chất liệu di truyền của tế bào để gen này được duy trì lâu dài.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1890-02-633463579504843750/Ky-thuat-di-truyen/Ky-thuat-di-truyen-o-s...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận