Tài liệu: Kỹ thuật di truyền đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong những năm 1940, đối với nhiều nhà di truyền họ, axit deoxyribonucleic (ADN) là một phân tử quá ''tầm thường'' về mặt hoá học nên không thể làm chỗ dựa cho thông tin di truyền.
Kỹ thuật di truyền đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nội dung

Kỹ thuật di truyền đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trong những năm 1940, đối với nhiều nhà di truyền họ, axit deoxyribonucleic (ADN) là một phân tử quá ''tầm thường'' về mặt hoá học nên không thể làm chỗ dựa cho thông tin di truyền. Trên thực tế, nó chỉ gồm bốn loại thành phần khác nhau (các bazơ ađenin, xytozin, guanin và timin: A, C, G, T) trong khi các protein, được tạo nên từ 20 axit min khác nhau, lại tỏ ra có nhiều khả năng hơn. Nhưng năm 1944, khi lặp lại các công trình của cuối những năm 1920, tập thể Oswald Avery ở viện Rockefeller, New York, đã chứng minh rằng một dạng phế cầu khuẩn không gây bệnh có thể tiếp thu độc tính nếu chỉ truyền ADN bắt nguồn từ một dạng gây bệnh vào. Những kết quả của thí nghiệm này đủ trình thuyết phục để hầu hết cộng đồng khoa học công nhận rằng các đặc điểm di truyền được truyền lại từ ADN chứ không phải từ protein. Giá trị của phân tử này liền tăng lên và có nhiều công trình nghiên cứu bắt đầu làm rõ thành phần và cấu trúc của nó. Trong tạp chí Nature số ra ngày 25 tháng 4 năm 1953, James Watson và Francis Crick đã giới thiệu cấu trúc xoắn kép nổi tiếng của ADN mà ta biết hiện nay. Nếu khám phá này đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới của toàn bộ sinh học, thì nó mới chỉ là nền tảng cho kỹ thuật di truyền sau đó 15 năm.

Hiểu biết về cấu trúc của ADN gắn liền với hàng loạt công trình giúp chúng ta hiểu được thông tin di truyền được lưu giữ trong phân tử này bằng cách nào. Nhờ vậy, mã di truyền, nghĩa là bảng tương ứng giữa trật tự của các bazơ A, C, G và T trong ADN với mạch của các axit min trong một protein được xác lập. Trong khoảng một thập kỷ, gen đã được định nghĩa ở mức phân tử và tương ứng với một đoạn ADN trong đó trình tự của các bazơ có thể được bộ máy của tế bào dịch thành protein. Nhưng, giữa những năm 1960, độ dài khác thường của phân tử ADN khiến người ta nghĩ rằng không thể phân lập một gen nào đó một cách đặc hiệu. Không một kỹ thuật nào trên thực tế cho phép làm gãy phân tử thành những đoạn ngắn và có thể nối lại như cũ thật chính xác. Người ta vẫn chưa hình dung được khái niệm kỹ thuật di truyền. Nhưng vào đầu những năm 1970, nhiều phát hiện về các enzym có thể tác dụng trực tiếp lên ADN đã làm đảo lộn cách nhìn này. Các công cụ cần thiết để ''vi phẫu'' ADN được tập hợp lại nhanh chóng và cánh cửa của kỹ thuật di truyền gần như được mở ra cùng lúc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1890-02-633463577156093750/Ky-thuat-di-truyen/Ky-thuat-di-truyen-da-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận