Tài liệu: Hậu quả của lốc là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mỗi năm người ta đếm trung bình có từ 80 đến 85 cơn bão và lốc nhiệt đới trên khắp thế giới.
Hậu quả của lốc là gì?

Nội dung

Hậu quả của lốc là gì?

Mỗi năm người ta đếm trung bình có từ 80 đến 85 cơn bão và lốc nhiệt đới trên khắp thế giới. Về mặt rủi ro, hậu quả đối với người có ít hơn ở các nước công nghiệp được trang bị các phương tiện giám sát là khí tượng tốt hơn. Ví dụ, nhờ quan sát bằng vệ tinh cơn lốc Andrew tháng 8 năm 1992, người ta đã sơ tán kịp 2,8 triệu người sống ở các vùng ven biển thấp nhất thuộc bang Florida và vịnh Mexico. Chỉ có 23 người chết. Tháng 9 năm 1999, 2,5 triệu người cũng di chuyển kịp đến Bắc Carolina trước khi cơn lốc Floyd đến. Kết quả chỉ có 35 người chết. Các nước đang phát triển không thể thực hiện những đợt sơ tán như vậy, kể cả đôi khi báo trước cho người dân mà không phải ải cũng có phương tiện truyền thanh và truyền hình. Chỉ riêng hai trận lốc, tháng 11 năm 1970 và tháng 4 năm 1991, xảy ra ở Bangladesh đã làm ít nhất 450.000 người chết! Gần đây nhất, cơn lốc Mitch đi qua Trung Mỹ tháng 10 năm 1998, một cơn nữa cùng loại qua bờ biển Orissa của Ấn Độ sau đó một năm và cơn Léon- Eline ở Madagascar và Mozambique tháng 2 năm 2000, đã làm nhiều vạn người chết.

Ở các nước phát triến, chi phí thiệt hại vật chất đã tăng lên nhiều: từ khoảng 200 triệu đô la trung bình mỗi trận lốc trong những năm 1950 tới hơn 1 tỷ trong những năm 1980! Chỉ riêng cơn lốc Andrew năm 1992 đã gây thiệt hại hơn 30 tỷ đô la, gần như làm phá sản một số công ty bảo hiểm.

Đương nhiên gió mạnh là nguồn gốc của nhiều thiệt hại (phá huỷ các công trình, ảnh hưởng của các mảnh vỡ bị cuốn lên không, v.v...). Nhưng các trận mưa như trút nước kèm theo còn đáng sợ hơn nữa, nhất là nếu địa hình và tính chất của đất xen vào. Một cơn lốc di chuyển chậm ở một vùng núi thường tàn phá nhiều hơn so với mọi cơn lốc mạnh nhưng nhanh. Khi Mitch tới Honduras và Nicaragua tháng 10 năm 1998, nó đã giảm cường độ đi rất nhiều, đến mực hạ xuống hàng ''bão nhiệt đới''. Nhưng nó đã dừng lại bên trên dãy núi Thái Bình Dương và trút xuống hai nước này hơn 2.000 mm nước trong 3 ngày! Lụt lội, những dòng bùn và đất trượt đã làm trầm trọng thêm hậu quả cuối cùng: hơn 10.000 người chết, hàng chục vạn người không có chỗ ở, mùa vụ và cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Khi có lốc Denise năm 1966 và Hyacinthe tháng 1 năm 1980 đi qua đảo Réunion có địa hình nổi bật, lượng nước trút xuống đảo này còn ghê gớm hơn nữa: 1825 mm trong 24 giờ và 5678 mm trong 10 ngày, gần gấp hơn 5 lần xuống trung tâm nước Pháp trong một năm!

Những thiệt hại thảm khốc nhất thường xảy ra ở gần biển, vì ngoài sự bùng nổ dân số ở gần miền ven biền còn có một hậu qủa khác: sự cọ xát của gió mạnh lên mặt nước tạo ra những con sóng không lồ - tới 13m ở ngoài khơi Hawaii khi cơn lốc Fico đi qua năm 1978 và nhất là ''thủy triều bão'', một loại vòng đệm hình thành dưới áp thấp trung tâm. Khi tràn vào bờ, nó quét sạch mọi thứ trên đường đi qua.

Năm 1899, một thủy triều cao tới 13 m đã tràn vào vinh Bathurst ở Australia. Nó đã vượt quá 6 m khi các cơn lốc Hugo và Andrew tới. Chính ảnh hưởng đại dương này cũng giải thích các thảm họa lớn ở châu thổ rất bằng phẳng của Bangladesh.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1893-02-633463679107812500/Loc/Hau-qua-cua-loc-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận