Tài liệu: Người ta nói đến điện từ bao giờ?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, Thalès ở Milet (Tiểu Á) đã cho hay rằng hổ phách vàng (elektron, tiếng Hy Lạp),
Người ta nói đến điện từ bao giờ?

Nội dung

Người ta nói đến điện từ bao giờ?

Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, Thalès ở Milet (Tiểu Á) đã cho hay rằng hổ phách vàng (elektron, tiếng Hy Lạp), một loại nhựa hóa thạch, hút các vật nhẹ. Đến thế kỷ I ở kỷ nguyên của chúng ta, Pline l’Ancien (nhà tự nhiên học và nhà văn Italia, 23-79) và Plutarque (nhà văn Hy Lạp, 50-125) lưu ý rằng sức hút này chỉ có nếu hổ phách được cọ xát trước. Vào thế kỷ XVII, Otto von Guericke, nhà vật lý Đức, đã khái quát hóa nhận xét này cho các khoáng vật khác và có chế tạo một cái máy trong đó một quả cầu lưu huỳnh, nếu cọ xát, sẽ tạo ra các tia lửa giống như chớp dông. Năm 1705, Francis Hawksbee ở Anh đã nhận thấy thủy tinh được cọ xát gây tác dụng điện mạnh hơn lưu huỳnh. Nhà vật lý Pháp, Charles du Fay, đã phân biệt ''điện nhựa'' với ''điện thủy tinh'' và cho hay rằng các vật mang điện có cùng bản chất đẩy nhau và chúng hút nhau nếu mang điện có bản chất khác nhau. Cuối thế kỷ XVIII, nhà vật lý Pháp, Coulomb thiên về ý nghĩ cho rằng có hai chất lỏng điện, còn Cavendish ở Anh tin là chỉ có một chất lỏng. Trong khi ấy, Stephen Gay, nhà vật lý Anh, đã cho thấy ''đức tính điện'' có thể truyền qua dây kim loại sang các chất khác không có đức tính đó. Người kế tục ông là Désagulliers đã dùng thuật ngữ ''chất dẫn điện'' vào năm l742. Năm 1746, nhà vật lý Pháp, Le Monnier, đã thu được một ''dòng điện'' và đến năm 1755 ông đã viết cho mục điện của Từ điển bách khoa như sau: ''Từ này nói chung có nghĩa là tác dụng của một chất rất lỏng và rất tinh vi, có tính chất khác với tất cả các chất lỏng khúc mà chúng ta đã biết".




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1876-02-633462830382031250/Dien/Nguoi-ta-noi-den-dien-tu-bao-gio.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận