Tài liệu: Hiện nay người ta biết gì về hoạt động của lốc?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Phần lớn các nhà khoa học công nhận mô hình của Kerry Emanuel ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đưa ra năm 1986.
Hiện nay người ta biết gì về hoạt động của lốc?

Nội dung

Hiện nay người ta biết gì về hoạt động của lốc?

Phần lớn các nhà khoa học công nhận mô hình của Kerry Emanuel ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đưa ra năm 1986. Lốc luôn luôn nảy sinh từ một cơn dông có từ trước. Nhiệt độ ở nhiệt đới làm bốc hơi mạnh. Không khí ẩm bốc lên nhanh theo địa phương tới khí quyển cao. Dòng lên này nóng hơn vì vậy nhẹ hơn môi trường của nó, tạo ra áp thấp ở bề mặt. Không khí càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm và hơi nước trong đó tụ lại, tạo thành khối mưa-dông và thải ra nhiệt ẩn. Khi ấy không khí bao quanh các tầng thấp của khí quyển bị hút về phía áp thấp, ở giữa đám mây, trong một chuyển động vừa ''tập trung'' vừa ''xoáy'', nghĩa là quay ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu do gió bị lệch vì lực Coriolis. Ở độ cao, không khí lạnh thoát ra khỏi cột lên và trôi về phía ngoài vùng trong một chuyển động ngược lại, ''phân tán'' và ''xoáy nghịch'', lần này quay theo chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược chiều ở Nam bán cầu. Áp thấp tiếp tục lấn sâu lâu chừng nào nhiệt ẩn và nước nóng còn tiếp sức cho nó. Sự cọ xát của gió lên bề mặt nạp độ ẩm cho không khí và lốc mạnh dần. Con mắt bắt đầu hình thành khi các dòng khí quyển lại hạ xuống tâm của cấu trúc, làm khô không khí và mây, và còn làm nóng hơn nữa các vùng ở giữa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1893-02-633463629252187500/Loc/Hien-nay-nguoi-ta-biet-gi-ve-hoat-don...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận