Tài liệu: Lỗ đen có thể mất đi không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có, bằng cách... bay hơi. Phỏng đoán táo bạo này đã được Stephen Hawking đưa ra năm 1974, lúc đầu tỏ ra lạc hướng,
Lỗ đen có thể mất đi không?

Nội dung

Lỗ đen có thể mất đi không?

Có, bằng cách... bay hơi. Phỏng đoán táo bạo này đã được Stephen Hawking đưa ra năm 1974, lúc đầu tỏ ra lạc hướng, nếu ta nhớ lại rằng theo định nghĩa thì không gì có thể thoát ra khỏi một lỗ đen. Nhưng tình hình sẽ khác hẳn nếu ta chú ý đến biểu hiện lượng tử của vật chất gần lỗ đen. Theo một mô tả lượng tử về chân không, thì chân không này bị khuấy động từ các dao động năng lượng sản sinh ra các cặp hạt và phản hạt khả dĩ (nghĩa là ta không thể phát hiện được), là những cặp sớm triệt tiêu nhau. Tuy nhiên, ở gần chân trời của các sự kiện, một cặp như thế chịu một lực thủy triều hấp dẫn có thể tách rời hai thành phần. Một trong hai thành phần có thể rơi vào lỗ đen, còn thành phần kia thoát xa tới vô tận nhờ năng lượng được truyền từ lực thủy triều. Từ đó phát ra bức xạ và khối lượng (hoặc năng lượng tương đương) của lỗ đen hơi giảm đi (sự hao hụt này tương ứng với năng lượng đã nhường lại cho hạt thoát ra ngoài). Vậy một lỗ đen bay hơi mất bao lâu? Tất cả đều phụ thuộc vào khối lượng của nó. Sự bay hơi lượng tử là hoàn toàn không đáng kể đối với các lỗ đen thuộc sao: một lỗ đen bằng hai khối lượng mặt trời có thể mất 1,2 x 1067 năm để biến mất (thời gian xấp xỉ tuổi của Vũ trụ - khoảng 15 x 109 năm). Ngược lại, những lỗ đen tí hon giả định cau tiên có đủ thời gian để bay hơi hoàn toàn. Các lỗ lớn nhất trong số này (cỡ một hạt nhân nguyên tử) có thể còn đang bức xạ. Liệu người ta có thể quan sát hiện tượng bay hơi này không? Có, theo tiên nghiêm, đặc biệt dưới dạng phát tia gamma. Nhưng mức phát đã biết hiện nay được giải thích hoàn toàn bằng các nguồn khác ước lệ hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1892-02-633463625032656250/Lo-den/Lo-den-co-the-mat-di-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận